Luyện tập Đại cương về polymer CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Loại polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

    Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

    Hướng dẫn:

    Nylon – 6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

    PVC, cao su buna, PS được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

  • Câu 2: Vận dụng cao
    Tính tỉ lệ số mắt xích giữa adipic acid và hexamethylenediamine

    Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa adipic acid và hexamethylenediamine ta thu được một tơ nylon-6,6 chứa 12,39% nitrogen về khối lượng. Tỉ lệ số mắt xích giữa adipic acid và hexamethylenediamine trong mẫu tơ trên là:

    Hướng dẫn:

    Tơ có dạng (–NH–C6H12–NH–)(–CO–C4H8–CO–)x

    ⇒ %N = \frac{28}{112\mathrm x+114}.100%= 12,39%

    ⇒ x = 1

    ⇒ Tỉ lệ mắt xích adipic acid : hexamethylenediamine = x : 1 = 1 : 1

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính hiệu suất trùng hợp styrene

    Tiến hành trùng hợp 5,2 gam styrene. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng 100 ml dung dịch bromine 0,15 M. Sau đó cho tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 0,635 gam iodine. Hiệu suất trùng hợp styrene là

    Hướng dẫn:

    Số mol bromine ban đầu: nBr2(bđ) = 0,015 mol

    Số mol bromine dư: nBr2 dư = nI2 = 0,0025 mol

    ⇒ nBr2 p/ư = 0,0125 mol

    ⇒ nC6H5CH=CH2 dư = 0,0125 mol

    Hiệu suất phản ứng:

    \mathrm H=\frac{5,2-0,0125.104}{5,2}.100\%=75\%

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính khối lượng acid và alcohol cần dùng

    Muốn tổng hợp 120 kg poly(methyl methacrylate) thì khối lượng của acid và alcohol tương ứng cần dùng lần lượt là bao nhiêu? Biết hiệu suất ester hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.

    Hướng dẫn:

    mmethyl methacrylate = 120.\frac{100}{80} = 150 (kg)

    Phương trình phản ứng:

    C3H5COOH + CH3OH \overset{H^{+},t^{\circ}  }{ightleftharpoons} C3H5COOCH3 + H2O

    nCH2=C(CH3)–COOCH3 \overset{t^{\circ},xt,p }{ightleftharpoons} –(CH2–C(CH3)(COOCH3)–)n

    ⇒ nalcohol = nacid = \frac{150.10^3}{100}.\frac{100}{60} = 2500 (mol)

    ⇒ mCH3OH = 2500.32 = 80000 (g) = 80 (kg)

        mC3H5COOH = 2500.86 = 215000(g) = 215 (kg)

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nhận xét về tính chất vật lí chung của polymer không đúng

    Nhận xét về tính chất vật lí chung của polymer nào dưới đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Một số polymer có tính đàn hồi, một số polymer cách điện, cách nhiệt, một số polymer dai và bền.

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định chất

    Polymer có công thức (–CH2–CH(CH3)–)n được điều chế bằng cách trùng hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Polymer (–CH2–CH(CH3)–)n được điều chế bằng cách trùng hợp CH2=CH–CH3 có tên là propylene.

  • Câu 7: Nhận biết
    Quá trình kết hợp nhiều monomer tạo thành polymer

    Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành polymer gọi là

    Hướng dẫn:

    Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành polymer gọi là trùng hợp.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp

    Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

    Hướng dẫn:

    Phân tử monomer tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội hoặc mạch vòng như caprolactam,...

    → Các chất không tham gia phản ứng trùng hợp là: chlorobenzene, 1,2-dichloropropane, toluene, cumene.

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định công thức của một mắt xích của X

    Polymer X (chứa C, H, Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35 000. Công thức một mắt xích của X là

    Hướng dẫn:

    Ta có: MX = 35 000 (g/mol)

    ⇒ M1 mắt xích = \frac{35000}{560} = 62,5 (g/mol)

    ⇒ Công thức một mắt xích X là –CH2–CHCl–.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp

    Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

    Hướng dẫn:

    Phân tử monomer tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội hoặc mạch vòng như caprolactam,...

    → Toluene không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.

  • Câu 11: Nhận biết
    Xác định tên gọi của polymer

    Tên gọi của polymer có công thức cho dưới đây là

    Hướng dẫn:

    Polymer trên có tên gọi là poly(vinyl chloride).

  • Câu 12: Thông hiểu
    Các chất đều không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng

    Các chất đều không bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là:

    Hướng dẫn:

    Polymer chứa liên kết amide (CO–NH) hoặc chứa nhóm chức ester (–COO–) bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng.

    → Các chất bị thủy phân là: tơ capron, nylon-6,6, poly(vinyl acetate).

  • Câu 13: Nhận biết
    Polymer thuộc loại polymer thiên nhiên

    Polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

    Hướng dẫn:

    Polymer thiên nhiên có nguồn gốc từ thiên nhiên như tơ tằm, cellulose,...

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Polyethylene và poly(vinyl chloride) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.

    Tơ visco, tơ acetate đều thuộc loại polymer bán tổng hợp.

    Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polymer thiên nhiên.

    Tơ nylon-6,6 được điều chế từ hexamethylenediamine và adipic acid.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Poly(ethylene terephtalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm.

    Cho các phát biểu sau:

    (a) PET thuộc loại polyester.

    (b) Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.

    (c) Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng oxygen là 33,33%.

    (d) Phản ứng tổng hợp PET từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng ngưng.

    (đ) Terephthalic acid có công thức cấu tạo thu gọn là HOOC[CH2]4COOH.

    Số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (a) đúng, vì PET được điều chế từ phản ứng ester hóa của acid và alcohol.

    (b) đúng.

    (c) đúng, vì mắt xích của PET có CTCT: –O–CH2–CH2–OOC–C6H4–CO– (C10H8O4)

    ⇒ %mO = 33,33%

    (d) đúng.

    (e) sai, vì terephthalic acid có công thức cấu tạo thu gọn là HOOC–C6H4–COOH.

  • Câu 16: Nhận biết
    Polymer có cấu trúc mạng không gian

    Polymer nào có cấu trúc mạng không gian?

    Hướng dẫn:

    Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian. 

  • Câu 17: Nhận biết
    Monome điều chế thủy tinh hữu cơ

    Thủy tinh hữu cơ (plexiglass) được trùng hợp từ monome có tên gọi là

    Hướng dẫn:

    Thủy tinh hữu cơ (plexiglass) được trùng hợp từ monome có tên gọi là methyl methacrylate (CH2=C(CH3)COOCH3).

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính số lượng mắt xích trong đoạn mạch

    Khối lượng của một đoạn mạch tơ nylon-6,6 là 27346 amu và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 amu. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Tơ nylon-6,6 có công thức là: [–NH–(CH2)6–NH–CO–(CH2)4–CO–]n.

    M1 mắt xích = 226

    Số lượng mắt xích là: 27346 : 226 = 121

    Tơ capron có công thức là: [–NH–(CH2)5–CO–]n.

    M1 mắt xích = 113

    Số lượng mắt xích là: 17176 : 113 = 152

  • Câu 19: Thông hiểu
    Các polymer không có nhiệt độ nóng chảy xác định

    Tại sao các polymer không có nhiệt độ nóng chảy xác định?

    Hướng dẫn:

    Các polymer không có nhiệt độ nóng chảy xác định do chúng là hỗn hợp của nhiều phân tử có khối lượng khác nhau.

  • Câu 20: Nhận biết
    Phân tử polymer chỉ chứa hai nguyên tố C và H

    Phân tử polymer nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?

    Hướng dẫn:

    Poli (vinyl acetate) là [–CH2–CH(OOCCH3)–]n.

    Polyethylene là (–CH2–CH2–)n.

    Tơ capron (–NH–[CH2]5–CO–)n.

    Poly (vinyl chloride) là [–CH2–CH(Cl)–]n.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 54 lượt xem
Sắp xếp theo