Luyện tập Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Nhận xét không đúng

    Nhận xét nào sau đây không đúng về hợp kim?

    Hướng dẫn:

    Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim tuỳ thuộc vào thành phần và cấu tạo tinh thể của hợp kim, nhưng khác so với kim loại thành phần trong hợp kim

  • Câu 2: Nhận biết
    Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa

    Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa giống và khác nhau là:

    Hướng dẫn:

    Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa đều là quá trình oxi hóa khử phá hủy kim loại thành hợp chất.

    Trong ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện, ăn mòn điện hóa phát sinh dòng điện.

  • Câu 3: Nhận biết
    Phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây đúng về sự ăn mòn điện hóa:

    Hướng dẫn:

    Sự ăn mòn điện hóa

    Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa kim loại

    Ở cực dương xảy ra quá trình khử

  • Câu 4: Thông hiểu
    Ở cực âm xảy ra quá trình

    Một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát chạm tới lớp sắt bên trong. Nêu hiện tượng xảy ra khi để vật này lâu trong không khí ẩm. Ở cực âm xảy ra quá trình

    Hướng dẫn:

    Hai kim loại Sn – Fe cùng không khí ẩm có hoà tan khí CO2, O2,... tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt lớp sắt tây bị xây xát chạm tới sắt. Pin điện hóa xuất hiện với cực dương là Sn và cực âm là Fe.

    Ở cực âm xảy ra sự oxi hoá : Fe → Fe2+ + 2e

    Cực dương xảy ra sự khử : O2 + 2H2O + 4e → 4OH

  • Câu 5: Nhận biết
    Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa

    Đâu không phải là điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là

    Hướng dẫn:

    Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa

    Hai kim loại khác nha (hoặc kim loại và phi kim) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.

  • Câu 6: Nhận biết
    Duralumin là hợp kim thông dụng

    Duralumin là hợp kim thông dụng của kim loại nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Duralumin là hợp kim thông dụng của nhôm. Duralumin nhẹ, cứng và bền được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay.

  • Câu 7: Nhận biết
    Để hạn chế sự ăn mòn con thuyền đi biển (bằng thép)

    Để hạn chế sự ăn mòn con thuyền đi biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ thuyền (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

    Hướng dẫn:

    Để hạn chế sự ăn mòn con thuyền đi biển bằng thép, người ta gắn vào vỏ thuyển (phân ngâm dưới nước) tấm kim loại Zn do Zn có tính khử mạnh hơn Fe nhưng tốc độ ăn mòn của kẽm tương đối nhỏ nên vỏ tàu được bảo vệ trong thời gian dài.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Số nhận định đúng

    Cho các nhận định sau

    (a) Thép bị gỉ trong không khí ẩm thuộc loại ăn mòn hóa học.    

    (b) Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.

    (c) Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.

    (d) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.

    Số nhận định đúng là

    Hướng dẫn:

    (a) sai Thép bị gỉ khi tiếp xúc với nước biển thuộc loại ăn mòn điện hoá vì trong nước biển chứa nhiều muối (chủ yếu NaCl) đóng vai trò là dung dịch chất điện li. Sắt và các thành phần khác (chủ yếu là carbon) thành phần của thép tiếp xúc với dung dịch đó, tạo nên vô số pin điện hoá rất nhỏ mà anode là sắt và cathode là carbon.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau về ăn mòn hóa học:

    (1) Ăn mòn hóa học không làm phát sinh dòng điện một chiều.

    (2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hóa học.

    (3) Về bản chất, ăn mòn hóa học cũng là một dạng ăn mòn điện hóa.

    (4) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là: (1), (4)

    (3) sai vì ăn mòn hóa học không phải là ăn mòn điện hóa.

    (2) sai vì kim loại tinh khiết vẫn có thể bị ăn mòn hóa học.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Hiện tượng quan sát được

    Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là

    Hướng dẫn:

    Các quá trình xảy ra như sau:

    Fe  +  H2SO4  →  FeSO4  +  H2

    Fe  +  CuSO4  → FeSO4  +  Cu

    → Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

    → xảy ra ăn mòn điện hóa → tốc độ thoát khí tăng

  • Câu 11: Nhận biết
     Thép không gỉ

     Thép không gỉ là tên gọi của hợp kim nào?

    Hướng dẫn:

    Thép không gỉ là hợp kim của sắt với ít nhất 10 % kim loại Chromium. Sự góp mặt của Chromium giúp thép có khả năng chống lại sự oxi hóa kim loại của môi trường.

  • Câu 12: Nhận biết
    Chọn phát biểu đúng

    Câu phát biểu nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Thép là hợp kim của Fe và C, trong đó C chiếm dưới 2% về khối lượng. Trong thép còn có thể có một số nguyên tố khác như: Si, Mn, Cr, Ni,...

  • Câu 13: Thông hiểu
    Quan sát thí nghiệm

    Cho viên bi sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian sắt sẽ bị ăn mònn bi sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn.

    Hướng dẫn:

    Cho viên bi vào ống đựng dung dịch HCl theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn chậm dần do nồng độ của HCl giảm dần

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính khối lượng quặng hematite

    Tính khối lượng quặng hematite chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được một tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%?

    Hướng dẫn:

    Khối lượng Fe trong 1 tấn gang chứa 95% Fe là:

    mFe = 1.95% = 0,095 tấn= 950 (kg)

    Phản ứng sản xuất gang:

    3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe

             160                      2.56

               x kg                   950 kg

    Theo phương trình, khối lượng Fe2O3 cần là:

    m_{{Fe}_{2}O_{3}\ lí\ thuyết\ } = \
\frac{950.160}{2.56}\  \approx 1357,1\ kg

    Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng Fe2O3 ở thực tế là:

    m_{{Fe}_{2}O_{3}\ thực\ tế\ } = \
\frac{1357,1.100}{80}\  \approx 1696,4\ kg

    Khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 là:

    1696,4.60\% = 2827,4\ kg

  • Câu 15: Nhận biết
    Thí chỉ xảy ra ăn mòn hóa học

    Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

    Hướng dẫn:

    Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

    Phương trình hóa học: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

    \Rightarrow Phản ứng không sinh ra kim loại bám vào Cu nên chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.

  • Câu 16: Vận dụng
    Giá trị của V

    Hoà tan hoàn toàn 10 gam gang trong dung dịch HNO3 đặc nóng (dư), thu được V lít hỗn hợp 2 khí (đkc). Biết hàm lượng C trong gang là 4,8%, bỏ qua các nguyên tố khác trong gang. Giá trị của V là.

    Hướng dẫn:

    n_{C} = \ \frac{10.4,8}{12} = 0,04\
mol

    n_{Fe} = 10.\ \frac{(100\% - 4,8\%)}{56}
= 0,17\ mol

    Khí sinh ra là: CO2 và NO2

    Fe0 \longrightarrow Fe+3 + 3e

    0,17 \longrightarrow 0,51 (mol)

    C0 \longrightarrow C+4 + 4e

    0,04 \longrightarrow 0,16 mol

    N+5 + 1e \longrightarrow N+4

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

    nNO2 = 0,16 + 0,51 = 0,67 mol

    V hỗn hợp khí = (0,67 + 0,04).24,79 = 17,6009 L.

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Khối lượng Mg đã phản ứng

    Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,4 mol Fe(NO3)3 và 0,025 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 5,8 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

    Hướng dẫn:

    Nếu chỉ có Cu2+ chuyển về Cu, Fe3+ không chuyển về Fe

    \Rightarrow mkim loại tăng = mCu – mMg phản ứng = 64.0,025 – 24.0,025 = 1 gam (1)

    Nếu tất cả Cu2+ chuyển về Cu, Fe3+ chuyển về Fe thì khối lượng kim loại tăng sau phản ứng là:

    mtăng = mCu + mFe – mMg

    = 0,025.64 + 0,4.56 – (0,025 + 0,6).24 = 9 gam > 5,8 gam (2)

    Từ (1) và (2) Fe3+ không thể chuyển hết về Fe

    Mg + 2Fe3+ ightarrow Mg2+ + 2Fe2+

    0,2  \leftarrow   0,4 ightarrow 0,4 mol

    Mg + Cu2+ ightarrow Mg2+ + Cu

    0,025        \leftarrow  0,025 mol

    Mg + Fe2+ ightarrow Mg2+ + Fe

    x        x ightarrow x

    Theo đề bài ta có:

    m kim loại tăng = mCu + mFe – mMg phản ứng

    \Rightarrow 5,8 = 0,025.64 + 56x – (0,025 + 0,2 + x).24

    \Rightarrow x = 0,3 mol

    Tổng số mol Mg phản ứng là: ∑nMg = 0,025 + 0,2 + 0,3 = 0,525 mol

    mMg = 0,525.24 = 12,6 gam

  • Câu 18: Vận dụng
    Phần trăm khối lượng của Cr trong hợp kim

    Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 7,437 lít khí. Lấy phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư (không có không khí) thu được 42,143 lít khí. Các thể tích khí đo ở đkc. Xác định % khối lượng của Cr trong hợp kim.

    Hướng dẫn:

    nH2 = 7,437 : 24,79 = 0,3 mol

    Hỗn hợp kim loại chỉ có Al tác dụng với NaOH dư

    2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

    0,2 \leftarrow 0,3 (mol)

    m_{Al} = \ 27.0,2 = 5,4\
gam

    mFe + mCr = 100 – 5,4 = 94,6 gam

    Phần không tan tác dụng với dung dịch HCl

    nH2 = 42,143 : 24,79 = 1,7 mol

    Gọi x, y là số mol lần lượt của Fe và Cr

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    x → x

    Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

    y → y

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    \left\{ \begin{matrix}
56x + 52y = 94,6 \\
x + y = 1,7 \\
\end{matrix} ight.\  \Rightarrow \left\{ \begin{matrix}
x = 1,55 \\
y = 0,15 \\
\end{matrix} ight.

    mCr = 0,15.52 = 7,8 gam

    %Cr = 7,8:100.100% = 7,8%

  • Câu 19: Vận dụng
    Lượng đồng bám vào sắt

    Ngâm một lá Fe nặng 10,8 gam vào dung dịch Cu(NO3)2. Phản ứng xong thu được 11,6 gam hỗn hợp rắn. Lượng đồng bám vào sắt là

    Hướng dẫn:

    m tăng = 11,6 – 10,8 = 0,8 gam

    Gọi x là số mol của Fe

    Ta có phương trình phản ứng:

    Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu↓

    x                                                 x

    mtăng = 64x – 56x = 0,8

    \Rightarrow x = 0,1 mol

    mCu = 0,1.64 = 6,4 gam

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tại chỗ nối sẽ xảy ra chủ yếu là quá trình

    Nối một sợi dây nhôm với một sợi dây đồng rồi để lâu trong không khí ẩm. Tại chỗ nối sẽ xảy ra chủ yếu là quá trình:

    Hướng dẫn:

    Nối một sợi dây nhôm với một sợi dây đồng rồi để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Tính khử Al > Cu nên Al sẽ bị ăn mòn \Rightarrow chủ yếu xảy ra quá trình oxi hóa nhôm.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (45%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo