Phát biểu nào dưới đây không đúng về glucose?
Glucose là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước.
Phát biểu nào dưới đây không đúng về glucose?
Glucose là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước.
Cho các bước tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucose với thuốc thử Tollens:
(1) Thêm 3 – 5 giọt glucose vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 và lắc đều cho đến khi tan hết kết tủa.
(3) Đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 60oC trong vài phút.
(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là:
Thứ tự các bước tiến hành đúng:
- Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
- Nhỏ từ từ dung dịch NH3 và lắc đều cho đến khi tan hết kết tủa.
- Thêm 3 – 5 giọt glucose vào ống nghiệm.
- Đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 60oC trong vài phút.
Phản ứng giữa glucose và CH3OH/HCl khan đun nóng thu được sản phẩm là:
Nhóm –OH ở vị trí số 1 trong glucose dạng mạch vòng gọi là –OH hemiacetal.
Nhóm –OH hemiacetal có khả năng tham gia phản ứng với methanol khi có mặt HCl khan tạo thành methyl glucoseide:
Cho dãy chất gồm: glucose, fructose, triolein, methyl acrylate, ethyl fomate. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:
Các chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là: glucose, fructose, ethyl fomate.
Phương trình phản ứng:
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
HCOOC2H5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O NH4OCOOC2H5 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Lên men glucose thành ethylic alcohol. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucose cần dùng là
nCaCO3 = = 0,5 (mol)
Do lượng Ca(OH)2 dư nên phản ứng chỉ sinh ra CaCO3:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
⇒ nCO2 = nCaCO3 = 0,5 (mol)
Phản ứng lên men:
C6H12O6 2CO2 + 2C2H5OH
mol: 0,25 ← 0,5
Do hiệu suất quá trình lên men đạt 80% nên:
mC6H12O6 = = 56,25 (g)
Thuốc thử nào để nhận biết được tất cả các chất riêng biệt sau: glucose, glycerol, ethanol, ethanal?
Khi dùng Cu(OH)2/OH–:
- Glucose: tạo phức xanh lam ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ gạch ở nhiệt độ cao.
- Glycerol: chỉ tạo phức xanh lam ở nhiệt độ thường.
- Ethanol: không hiện tượng.
- Ethanal: chỉ tạo kết tủa đỏ gạch ở nhiệt độ cao.
Fructose không phản ứng được với chất nào sau đây?
Fructose không phản ứng được với nước bromine.
Từ 180 gam glucose, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ethylic alcohol (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ethylic alcohol bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nC6H12O6 = = 1 mol
⇒ nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol
⇒ Có 0,16 mol C2H5OH tham gia phản ứng lên men giấm:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
Trung hòa hỗn hợp này cần 720 ml NaOH 0,2 M:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
nCH3COOH = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol
⇒ H = = 90%
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucose → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
X là CH3CH2OH hay C2H5OH; Y là CH3CHO.
Sơ đồ phản ứng đầy đủ: Glucose → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH
Mỗi mũi tên lần lượt ứng với một phản ứng:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
CH3CH2OH + CuO CH3CHO + Cu + H2O
CH3CHO + B2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
Cơ thể con người có thể hấp thụ trực tiếp glucose (C6H12O6) nên khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường truyền dịch đường (có glucose) để bổ sung nhanh năng lượng.
Thuốc thử phân biệt dung dịch glucose với dung dịch fructose là
Glucose chứa nhóm chức –CHO nên làm mất màu dung dịch Br2.
Fructose chứa nhóm chức ketone nên không có hiện tượng ⇒ phân biệt được.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Glucose và fructose có cùng công thức phân tử C6H12O6 nhưng có công thức cấu tạo khác nhau nên là đồng phân cấu tạo của nhau.
- Không thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens vì chúng đều phản ứng với thuốc thử Tollens cho kết tủa bạc.
- Trong dung dịch, glucose tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.
- Glucose và fructose là monosaccharide không bị thủy phân.
Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?
Polysaccharide là nhóm carbohydrate phức tạp nhất, khi bị thủy phân hoàn toàn, mỗi phân tử tạo thành nhiều phân tử monosaccharide.
Ví dụ: Tinh bột, cellulose.
Loại đường ngọt sắc, có nhiều trong mật ong là
Loại đường ngọt sắc, có nhiều trong mật ong là fructose.
Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucose với dung dịch AgNO3/NH3, thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là
Phản ứng tráng bạc:
CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Có nglucose = = 0,15 mol
⇒ nAg↓ = 0,3 mol
⇒ mAg↓ thu được = 0,3.108 = 32,4 gam.
Tính khối lượng glucose chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ra 100 lít rượu vang 10o. Biết hiệu suất lên men đạt 90%, ethylic alcohol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml.
Phương trình phản ứng:
C6H12O6 2CO2 + 2C2H5OH
Ta có:
Trong 100 ml rượu vang có 10 ml ethylic alcohol nguyên chất.
→ Trong 100 lít rượu vang có 10 lít ethylic alcohol nguyên chất.
⇒ methylic alcohol n/c = D.V = 10.103.0,8 = 8000 (g)
⇒ nethylic alcohol = =
(mol)
⇒ nglucose = =
(mol)
Do hiệu suất lên men đạt 95% nên:
⇒ mglucose = = 17391 (g) ≈ 17,39 (kg)
Cho m gam glucose và fructose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucose và fructose trong hỗn hợp này lần lượt là
Trong hai chất chỉ có glucose tác dụng với dung dịch bromine nên:
nglucose = nBr2 = = 0,05 (mol)
nAg = = 0,4 (mol)
Cả glucose và fructose đều tham gia phản ứng tráng bạc nên:
⇒ nglucose + nfructose = 0,2 (mol)
⇒ nfructose = 0,2 – 0,05 = 0,15 (mol)
Ứng dụng nào sau đây không phải của glucose?
Glucose không sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là
Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
Số nguyên tử oxygen trong phân tử glucose là
Phân tử glucose có công thức phân tử là C6H12O6 ⇒ số nguyên tử oxygen là 6.