Luyện tập Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Xác định kim loại X

    Kim loại X ở điều kiện thường là chất lỏng và được sử dụng trong các nhiệt kế thông thường. Kim loại X là

    Hướng dẫn:

    Hg là kim loại là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được sử dụng trong các nhiệt kế thông thường.

  • Câu 2: Nhận biết
    Xác định cấu hình electron của kim loại

    Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố kim loại trừ H, He, Bo.

    1s22s22p63s2 → 2 electron lớp ngoài cùng → là kim loại.

    1s2 → 2 electron lớp ngoài cùng, chu kì 1 → là khí hiếm He. 

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tính số kim loại phản ứng với dung dịch HCl

    Cho dãy các chất: Mg, Zn, Fe, Cu và Al. Số kim loại phản ứng với dung dịch HCl là:

    Hướng dẫn:

    Kim loại có EoMn+/M < 0 có thể phản ứng với dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2.

    Như vậy các kim loại có thể tác dụng với dung dịch HCl là: Mg, Zn, Fe, Al.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định hai kim loại

    Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là

    Hướng dẫn:

    Kim loại có tính khử yếu nhất sẽ bị đẩy ra trước → hỗn hợp hai kim loại là Cu và Ag.

  • Câu 5: Nhận biết
    Dãy gồm các kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lục phương

    Dãy nào sau đây gồm các kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lục phương?

    Hướng dẫn:

    Một số  kim loại có cấu trúc mạng tinh thể lục phương là: Be, Mg, Zn,...

  • Câu 6: Vận dụng
    Xác định kim loại X

    X là kim loại thuộc nhóm IIA. Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,7437 lít khí H2 (ở đkc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hydrogen sinh ra chưa đến 1,2395 lít (ở đkc). Kim loại X là

    Hướng dẫn:

    - Khi cho 1,7 gam hỗn hợp gồm X và Zn + dung dịch HCl dư thu được 0,03 mol H2.

    Gọi công thức chung của X và Zn là R.

    R + 2HCl → RCl2 + H2

    Ta có: nR= nH2 = 0,03 mol ⇒ MR = \frac{1,7}{0,03} = 56,67.

    Mà MZn = 65 nên MX < 56,67                                                           (1)

    - Khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thì thể tích khí hydrogen sinh ra chưa đến 1,2395 lít (ở đkc):

    X + H2SO4 → XSO4 + H2

    Ta có: nX = nH2 < \frac{1,2395}{24,79} hay nX < 0,05 mol ⇒ MX > \frac{1,9}{{\mathrm M}_{\mathrm X}} = 38       (2)

    Từ (1) và (2) ta có 38 < MX < 56,67

    Mà X là kim loại hóa trị II nên X là Ca (40).

  • Câu 7: Nhận biết
    Liên kết kim loại sinh ra

    Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do

    Hướng dẫn:

    Trong tinh thể kim loại, liên kết kim loại là liên kết sinh ra do lực hút tĩnh điện giữa các ion dương ở nút mạng với các electron hóa trị chuyển động tự do.

  • Câu 8: Nhận biết
    Cấu tạo mạng tinh thể kim loại

    Trong mạng tinh thể kim loại có

    Hướng dẫn:

    Trong mạng tinh thể kim loại có các ion dương kim loại, nguyên tử kim loại và các electron tự do.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính hiệu suất phản ứng tạo thành hỗn hợp A

    Cho m gam hỗn hợp bột Fe và S có số mol sắt bằng 2 lần số mol lưu huỳnh, rồi đem nung trong điều kiện không có oxygen, thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng HCl dư thu được 1,6 gam chất rắn B, dung dịch C và hỗn hợp khí D. Sục D từ từ qua dung dịch CuCl2 thấy tạo ra 4,8 gam kết tủa đen. Tính hiệu suất phản ứng tạo thành hỗn hợp A.

    Hướng dẫn:

    Vì hiệu suất phản ứng giữa Fe vs S không đạt 100% → có Fe, S dư.

    Vì S không tác dụng với HCl → chất rắn B là lưu huỳnh.

    nS dư = \frac{0,4}{32} = 0,0125 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố "S": 

    nS phản ứng = nCuS = \frac{4,8}{64+32} = 0,05 (mol)

    nS ban đầu = nS phản ứng + nS dư

    ⇒ nS ban đầu = 0,05 + 0,0125 = 0,0625 (mol)

    H = \frac{{\mathrm n}_{\mathrm S\;\mathrm{phản}\;\mathrm{ứng}}}{{\mathrm n}_{\mathrm S\;\mathrm{ban}\;\mathrm{đầu}}} = \frac{0,05}{0,065}.100% = 80%

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tính giá trị của m

    Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được 2,479 lít (đkc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu.

    ⇒ mFe = 10,04.80,88% = 8,12 gam; mCu = 1,92 gam

    ⇒ nFe = 0,145 mol; nCu= 0,03 mol

    ⇒ nFe p/ư = 0,35 – 0,145 = 0,205 mol; nCu(NO3)2 = 0,03 mol.

    Đặt nNO = x; nH2 = y; nNH4+ = z (mol).

    Ta có: x + y = nkhí = 0,1 mol                                  (1)

    Bảo toàn electron: 3nAl + 2nFe = 3nNO + 2nH2 + 8nNH4+ + 2nCu

    ⇒ 0,04.3 + 0,205.2 = 3x + 2y + 8z + 2.0,03           (2)

    Bảo toàn nguyên tố N:

    nNO3 b/đ = nNO + nNH4+ ⇒ 0,03.2 = x + z             (3)

    Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ⇒ x = 0,03; y = 0,07; z = 0,03 mol

    Dung dịch muối gồm có: 0,04 mol Al3+; 0,205 mol Fe2+; 0,03 mol NH4+

    Bảo toàn điện tích ⇒ nSO42– = \frac{0,04.3\;+\;0,205.2\;+\;0,03.1}2 = 0,28 mol.

    ⇒ mmuối = 0,04.27 + 0,205.56 + 0,03.18 + 0,28.96 = 39,98 gam.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,...

  • Câu 12: Thông hiểu
    Hiện tượng xảy ra khi đốt cháy kim loại Mg bằng oxygen không khí

    Hiện tượng xảy ra khi đốt cháy kim loại Mg bằng oxygen không khí là?

    Hướng dẫn:

    Mg cháy trong không khí xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt. Cần chú ý với lượng nhiệt lớn tỏa ra, phải sử dụng kẹp gỗ để giữ mảnh magnesium chứ không dùng tay. Ánh sáng tạo ra có rất nhiều tia cực tím, dùng kính chống tia cực tím UV để bảo vệ mắt.

  • Câu 13: Thông hiểu
    So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì

    So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì, nguyên tử kim loại:

    Hướng dẫn:

     Vì trong 1 chu kì, kim loại có độ âm điện nhỏ hơn phi kim → nguyên tử kim loại thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học. 

  • Câu 14: Nhận biết
    Kim loại có tính ánh kim

    Kim loại có ánh kim vì

    Hướng dẫn:

    Kim loại có tính ánh kim vì electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ ánh sáng trong vùng nhìn thấy.

  • Câu 15: Nhận biết
    Dãy sắp xếp theo chiều tăng tính dẫn điện của kim loại

    Dãy sắp xếp theo chiều tăng tính dẫn điện của kim loại (từ trái qua phải) là

    Hướng dẫn:

    Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,...

  • Câu 16: Thông hiểu
    Cấu hình electron của Na+

    Nguyên tử sodium (Na) có Z = 11. Cấu hình electron của Na+

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1.

    Nguyên tử Na nhường 1 electron để tạo thành ion Na+:

    Na → Na+ + 1e

     → Cấu hình electron của Na+ là: 1s22s22p6.

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính khối lượng Zn trước khi tham gia phản ứng

    Ngâm một lá Zn trong dung dịch hòa tan 1,6 gam CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá Zn giảm 0,05%. Khối lượng Zn trước khi tham gia phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

    nCu = nCuSO4 = 0,01 mol

    Gọi số mol Zn phản ứng là x (mol).

    ⇒ nZn phản ứng = nCu = 0,01 mol

    Khối lượng lá kẽm giảm = mZn phản ứng – mCu tạo thành 

    ⇒ 0,05%.mZn ban đầu = 64.0,01 – 65.0,01

    ⇒ mZn ban đầu = 20 (gam)

  • Câu 18: Thông hiểu
    Làm sạch mẫu bạc lẫn tạp chất là kẽm, nhôm, đồng

    Có một mẫu bạc lẫn tạp chất là kẽm, nhôm, đồng. Có thể làm sạch mẫu bạc này bằng dung dịch:

    Hướng dẫn:

    - Có thể làm sạch mẫu bạc này bằng dung dịch AgNO3 dư:

    (Al, Zn, Cu) + AgNO3 → Al(NO3)3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2 + Ag

    Các tạp chất tan hết chỉ còn lại Ag.

    - Dùng H2SO4 loãng hoặc HCl thì không loại được Cu. Dùng Pb(NO3)2 thì không loại được Cu và tạo tạp chất mới là Pb.

  • Câu 19: Vận dụng
    Xác định kim loại X

    Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước thu được dung dịch Y . Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là:

    Hướng dẫn:

    nOH– = nH+ = nHCl = \frac{50.3,65\%}{36,5} = 0,05 (mol)

    ⇒ nX(OH)n = \frac{0,05}{\mathrm n}

               2X + 2nH2O → 2X(OH)n + nH2

    mol: \frac{0,05}{\mathrm n}      ←          \frac{0,05}{\mathrm n}

    ⇒ MX = \frac{1,15.\mathrm n}{0,05} = 23n

    Vậy n = 1 ⇒ MX = 23 (thỏa mãn)

    Vậy kim loại X là sodium (Na).

  • Câu 20: Nhận biết
    Xác định kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường

    Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

    Hướng dẫn:

    Kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là Ba.

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo