Luyện tập Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Kim loại thuộc dãy kim loại chuyển tiếp

    Kim loại nào sau đây thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thức nhất?

    Hướng dẫn:

    Kim loại thuộc dãy kim loại chuyển tiếp thức nhất là Mn

  • Câu 2: Nhận biết
    Ứng dụng của đồng

    Đồng kim loại được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện, thiết bị điện, .., dựa trên tính chất vật lí đặc trưng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Đồng kim loại được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện, thiết bị điện, .., dựa trên tính chất vật lí đặc trưng đó là dẫn điện tốt

  • Câu 3: Nhận biết
    Nguyên tử manganese có số oxi hóa +7

    Nguyên tử manganese có số oxi hóa +7 trong hợp chất nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Gọi x là số oxi hóa của Mn trong các hợp chất

    MnO2 \Rightarrow x + (-2).2 = 0 \Rightarrow x = +4.

    KMnO4\Rightarrow (+1) + x + (-2).4 = 0 \Rightarrow x = +7.

    KMnO4\Rightarrow (+1).2 + x + (-2).4 = 0 \Rightarrow x = +6.

    MnSO4 \Rightarrow x + (+6) + (-2).4 = 0 \Rightarrow x = +2.

  • Câu 4: Nhận biết
    Kim loại chuyển tiếp là kim loại nhẹ

    Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, hai kim loại nào sau đây đều là kim loại nhẹ (D < 5 g/cm3)

    Hướng dẫn:

    Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất Sc, Ti là kim loại nhẹ

  • Câu 5: Nhận biết
    Số oxi hóa của nguyên tử Cr trong hợp chất K2Cr2O7

    Trong hợp chất K2Cr2O7, số oxi hóa của nguyên tử Cr là?

    Hướng dẫn:

    Trong hợp chất K2Cr2O7, số oxi hóa của nguyên tử Cr là +6.

  • Câu 6: Nhận biết
    Cấu hình electron của ion Cu2+

    Từ cấu hình electron của nguyên tử Cu ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d104s1, xác định được cấu hình electron của ion Cu2+

    Hướng dẫn:

    Cấu hình electron của nguyên tử Cu là 1s2 2s2 2p3s2 3p6 3d10 4s1 (hay [Ar]3d10 4s1).

    Ở trạng thái kích thích, nguyên tử Cu có thể nhường 2 electron để tạo cation Cu2+.

    Cu ⟶ Cu2+ + 2e

    ⇒ Cấu hình electron của ion Cu2+ là 1s22s22p63s23p63d9.

    Viết gọn: [Ar]3d9.

  • Câu 7: Nhận biết
    Sự hình thành các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất

    Sự hình thành các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất là do sự sắp xếp lần lượt các electron vào phân lớp

    Hướng dẫn:

    Sự hình thành các nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất là do sự sắp xếp lần lượt các electron vào phân lớp 3d

  • Câu 8: Thông hiểu
    Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4

    Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, thu dược kết tủa có màu

    Hướng dẫn:

    Khi nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

    Phương trình hóa học: 

    2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

    Kết tủa màu xanh lam là Cu(OH)2.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định kim loại

    Kim loại nào sau đây thể hiện hai hóa trị khi tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 (to)

    Hướng dẫn:

    Phương trình phản ứng

    Fe + 3Cl2 \overset{t^{o}}{ightarrow} 2FeCl3

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • Câu 10: Thông hiểu
    Quá trình khử ion Fe3+ được biểu diễn

    Hợp chất iron (III) có khả năng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử. Quá trình khử ion Fe3+ được biểu diễn là:

    Hướng dẫn:

    Hợp chất iron (III) có khả năng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử. Quá trình khử ion Fe3+ được biểu diễn là:

    Fe3+ + 1e ightarrow Fe2+

  • Câu 11: Thông hiểu
    Bán kính nguyên tử

    Trong dãy ngueyen tử Sc (Z = 21), Ti (Z = 22), V (Z = 23), Cr (Z = 24) bán kính nguyên tử biển đổi như thế nào?

    Hướng dẫn:

     Trong dãy ngueyen tử Sc (Z = 21), Ti (Z = 22), V (Z = 23), Cr (Z = 24) bán kính nguyên tử giảm dần

  • Câu 12: Vận dụng
    Phần trăm khối lượng của Cu

    Hòa tan hoàn toàn 19,35 gam hỗn hợp Cu, Zn bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được sản phẩm khử là 5,2059 lít SO2 (đkc) và 0,96 gam lưu huỳnh. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu là

    Hướng dẫn:

    SO2 = 5,2059 : 24,79 = 0,21 mol;

    nS = 0,03 mol

    Đặt nCu = x mol và nZn = y mol

    mhỗn hợp = 64x + 65y = 19,35 (1)

    Bảo toàn electron:

    Quá trình cho electron Quá trình nhận electron

    Cu0 ightarrow Cu2+ + 2e

    Zn0 ightarrow Zn2+ + 2e

    S+6 + 2e ightarrow S+4

    S+6 + 6e ightarrow S0

    Áp dụng bảo toàn electron:

    2nCu + 2nZn = 2nSO2 + 6nS 

    \Rightarrow 2x + 2y = 2.0,21 + 6.0,03 (2)

    Giải hệ (1) và (2) được:

    x = 0,15 và y = 0,15

    \Rightarrow mCu = 0,15.64 = 9,6 gam

    \Rightarrow %mCu = 9,6:19,35.100% = 49,61%

  • Câu 13: Thông hiểu
    Để khử ion trong dung dịch CuSO4

    Để khử ion trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào sau đây ?

    Hướng dẫn:

    Để khử ion trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại Fe

    Vì K, Ca khi tan vào nước tạo kết tủa với CuSO4

    Ag không khử được ion Cu2+

  • Câu 14: Vận dụng
    Thành phần của Z

    Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ sau đó lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm

    Hướng dẫn:

    Tác dụng với oxygen dư

    2Cu + O2 \overset{t^{o}}{ightarrow}2CuO

    4Fe + 3O2 \overset{t^{o}}{ightarrow} 2Fe2O3

    4Al + 3O2 \overset{t^{o}}{ightarrow}2Al2O3

    Tác dụng với HCl dư

    CuO +2HCl → CuCl2 + H2O

    Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Tác dụng với NaOH dư

    NaOH + HCl → NaCl + H2O

    CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

    AlCl3 + 3NaOH → 2H2O + 3NaCl + NaAlO2

    Nung trong không khí

    2Fe(OH)\overset{t^{o}}{ightarrow}Fe2O3 + 3H2O

    Cu(OH)2 \overset{t^{o}}{ightarrow} CuO + H2O

    \Rightarrow Z gồm CuO và Fe2O3

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Hiệu số mol NO2 và SO2

    Hòa tan hoàn toàn 40 gam hỗn hợp X gồm CuS, FeS, Cu2S trong dung dịch HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí gồm SO2 và NO2 có tổng khối lượng là 153,04 gam và dung dịch Y chỉ chứa 90 gam các muối trung hòa. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tách ra 60,58 gam kết tủa. Hiệu số mol NO2 và SO2 gần nhất với giá trị nào sau đây.

    Hướng dẫn:

    nkết tủa = nBaSO4 = 60,58 : 233 = 0,26 mol

    Quy đổi hỗn hợp X thành Fe (x mol), Cu (y mol), S (z mol)

    mX = 56x + 64y + 32z = 40 (1)

    Muối trong Y gồm có Fe3+ (x mol), Cu2+ (y mol), SO42- (0,26 mol) và NO3-

    Bảo toàn điện tích: 

    2.nSO42 – + nNO3 = 3.nFe3++ 2.nCu2+

    \Rightarrow nNO3- = 3x + 2y – 0,52

    mmuối = 56x + 64y + 0,26.96 + 62.(3x + 2y – 0,52) = 90  (2)

    Bảo toàn nguyên tố S:

    nSO2 = z – 0,26

    Bảo toàn electron:

    nNO2 = 3x + 2y + 4.(z – 0,26) + 6.0,26 = 3x + 2y + 4z + 0,52

    \Rightarrow mkhí = 64.(z – 0,26) + 46.(3x + 2y  + 4z + 0,52) = 153,04  (3)

    Giải hệ phương trình (1), (2), (3)

    → x = 0,2; y = 0,26; z = 0,38

    \Rightarrow nSO2 = z – 0,26 = 0,38 – 0,26 = 0,12 mol

    nNO2 = 3x + 2y + 4z + 0,52 = 3,16 mol

    \Rightarrow nNO2 – nSO2 = 3,16 – 0,12 = 3,04 mol

  • Câu 16: Nhận biết
    Nhận xét không đúng

    Nhận xét nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm loãng sai vì Cr2O3 chỉ tan trong dung dịch kiềm đặc.

  • Câu 17: Vận dụng
    Giá trị của m

    Cho 30 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9,916 lít khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Zn phản ứng với HCl tạo H2, kim loại không tan là Cu.

    nH2 = 0,4 mol

    Áp dụng bảo toàn electron: 2.nZn = 2.nH2

    → nZn = 0,4 mol

    mZn = 0,4 .65 = 26 gam

    Suy ra mCu = 30 – 26 = 4 gam

  • Câu 18: Nhận biết
    Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối

    Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối

    Hướng dẫn:

    Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thuộc khối d.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2

    Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:

    Hướng dẫn:

    Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch NaOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:

    Dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh:

    CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓xanh + 2NaCl

    Dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu:

    FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaCl

    Dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng:

    MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)trắng + 3NaCl

  • Câu 20: Nhận biết
    Xác định chất X

    Cho dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là

    Hướng dẫn:

    X là FeCl3 vì khi cho tác dụng với dung dịch KOH thu được kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3.

    Phương trình phản ứng

    FeCl3 + 3KOH → 3KCl + Fe(OH)3 

                                  kết tủa màu nâu đỏ.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (15%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo