Luyện tập Tinh bột và cellulose CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Chất thu được khi thủy phân đến cùng tinh bột là cellulose

     Khi thủy phân đến cùng tinh bột và cellulose trong acid vô cơ loãng ta thu được

    Hướng dẫn:

     Khi thủy phân đến cùng tinh bột và cellulose trong acid vô cơ loãng ta thu được glucose. 

  • Câu 2: Nhận biết
    Xác định chất bị thủy phân trong môi trường acid

    Chất nào sau đây không thuỷ phân trong môi trường acid?

    Hướng dẫn:

    Monosaccharide (glucose và fructose) không bị thủy phân. 

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng alcohol thu được

    Lên men một tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất ethylic alcohol, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng alcohol thu được là:

    Hướng dẫn:

    mtinh bột = 0,7 tấn

    Viết gọn thành: C6H10O5 → 2C2H5OH

    Theo lý thuyết:

    Từ 162 tấn tinh bột sản xuất được 2.46 = 92 tấn ethylic alcohol.

    ⇒ Từ 0,7 tấn tinh bột sản xuất được \frac{0,7.92}{162} = 0,398 tấn ethylic alcohol.

    Do hiệu suất của quá trình là 85% nên theo thực tế:

    methylic alcohol = 0,398.85% = 0,338 tấn.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính số chất không tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens

    Cho các chất sau: Tinh bột; glucose; saccharose; cellulose; fructose. Số chất không tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens là

    Hướng dẫn:

    Tinh bột; saccharose; cellulose không tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens.

    Chỉ có glucose và fructose có khả năng phản ứng.

  • Câu 5: Vận dụng
    Tính khối lượng tinh bột cần dùng

    Để điều chế 45 gam lactic acid từ tinh bột và qua con đường lên men lactic, hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    nlactic acid = 0,5 (mol)

    Sơ đồ phản ứng:

            (C6H10O5)n \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} nC6H12O6 \xrightarrow{\mathrm{enzyme}} 2nCH3CH(OH)COOH

    mol:     \frac{0,25}{\mathrm n}                               ←                               0,5       

    Theo lí thuyết, khối lượng tinh bột cần dùng là:

    mtinh bột lt = \frac{0,25}{\mathrm n}.162n = 40,5 (g)

    Do hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men lactic tương ứng là 90% và 80%, nên khối lượng tinh bột thực tế cần dùng là:

    mtinh bột tt = \frac{40,5}{90\%.80\%} = 56,25 (g)

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phân biệt tinh bột và cellulose

    Để phân biệt tinh bột và cellulose ta dùng

    Hướng dẫn:

    Để phân biệt tinh bột và cellulose ta dùng iodine, vì tinh bột cho màu xanh tím với dung dịch iodine còn cellulose thì không. 

  • Câu 7: Nhận biết
    Chất có nhiều trong các loại quả xanh và hạt ngũ cốc

    Chất nào sau đây có nhiều trong các loại quả xanh và hạt ngũ cốc?

    Hướng dẫn:

    Tinh bột có nhiều trong các loại quả xanh và hạt ngũ cốc.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Cơm nếp dẻo hơn cơm tẻ

    Cơm nếp dẻo hơn cơm tẻ là do

    Hướng dẫn:

    Cơm nếp dẻo hơn cơm tẻ là do phần trăm khối lượng amylopectin trong gạo nếp lớn hơn phần trăm khối lượng amylopectin trong gạo tẻ.

    Trong nước nóng amylopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amylopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc.... rất dẻo, dẻo tới mức dính. 

  • Câu 9: Nhận biết
    Cellulose thuộc loại

    Cellulose thuộc loại

    Hướng dẫn:

    Cellulose thuộc loại polysaccharide.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính thời gian để cây xanh tạo được 36 gam glucose

    Để tạo được 1 mol glucose từ sự quang hợp của cây xanh thì phải cần cung cấp năng lượng là 2813 kJ:

    6CO2 + 6H2O \xrightarrow[\mathrm{chlorophyll}]{\mathrm{asmt}} C6H12O6 + 6O2 

    Giả sử trong một phút, 1 cm2 bề mặt lá xanh hấp thu năng lượng mặt trời để dùng cho sự quang hợp là 0,2 J. Một cây xanh có diện tích lá xanh có thể hấp thu năng lượng mặt trời là 1 m2. Cần thời gian bao lâu để cây xanh này tạo được 36 gam glucose khi có nắng?

    Hướng dẫn:

    1 phút 1 cây xanh hấp thụ được lượng nhiệt là: Q = 0,2.10000 = 2000 (J)

    Số mol glucose cần tạo ra là: nglucose = \frac{36}{180} = 0,2 (mol)

    ⇒ Năng lượng cần để tạo ra 0,2 mol glucose là:

    Q' = 0,2.2813 = 562,6 (kJ)

    Thời gian cần thiết là:

    t = \frac{562,6.1000}{2000} = 281,3 (phút) = 4 giờ 41 phút

  • Câu 11: Nhận biết
    Xác định chất X

    Quả chuối xanh có chứa chất X làm iodine chuyển thành màu xanh tím. Chất X là:

    Hướng dẫn:

    Quả chuối xanh có chứa tinh bột làm iodine chuyển thành màu xanh tím.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính số phát biểu sai

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.

    (2) Chất béo là diester của glixerol với acid béo.

    (3) Phân tử amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

    (4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.

    (5) Trong mật ong chứa nhiều fructose.

    (6) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

    Số phát biểu sai

    Hướng dẫn:

    (1) đúng.

    (2) sai. Chất béo là triester của glixerol với acid béo.

    (3) đúng.

    (4) sai. Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái lỏng.

    (5) đúng.

    (6) đúng.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Khi nhai kĩ bánh mì trong miệng ta thấy có vị ngọt

    Khi nhai kĩ bánh mì trong miệng ta thấy có vị ngọt vì

    Hướng dẫn:

    Khi nhai kĩ cơm, bánh mì đều thấy có vị ngọt do enzyme trong nước bọt (amylase) phân giải tinh bột thành dextrin, maltose. Đường maltose đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. 

  • Câu 14: Nhận biết
    Chất hầu như không tan trong nước lạnh

    Chất nào sau đây hầu như không tan trong nước lạnh?

    Hướng dẫn:

    Tinh bột là chất rắn, màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng.

  • Câu 15: Vận dụng cao
    Tính phần trăm về khối lượng của glucose trong hỗn hợp X

    Hỗn hợp X gồm glucose và tinh bột được chia làm hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc bỏ phần không tan, cho dung dịch thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của glucose trong hỗn hợp X là

    Hướng dẫn:

    nAg = \frac{6,48}{108} = 0,06 (mol)

    Phần 1: Chỉ có glucose tham gia phản ứng tráng bạc:

    ⇒ nglucose = \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Ag}}}2 = \frac{0,02}2 = 0,01 mol

    Phần 2: Tinh bột bị bị thủy phân thành glucose:

           (C6H10O5)n + H2O \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} nC6H12O6

    mol:        x                                          x

    ⇒ nglucose = x + 0,01 (mol)

    Mà nglucose = \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Ag}}}2 ⇒ x + 0,01 = \frac{0,06}2 ⇒ x = 0,02

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{\mathrm{glucose}}=\frac{0,01.180}{0,01.180+0,02.162}.100\%=35,71\%

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

     Phát biểu nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    - Cellulose tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam → sai, cellulose không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (nước schweizer).

    - Cellulose bị thủy phân trong môi trường kiềm → sai, cellulose chỉ bị thủy phân trong môi trường acid.

    - Tinh bột thuộc loại disaccharide → sai tinh bột thuộc loại polysaccharide.

    - Phân tử cellulose được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucose → đúng.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Tìm so sánh đúng về cellulose và tinh bột

    Nhận xét nào dưới đây là đúng khi so sánh giữa cellulose và tinh bột?

    Hướng dẫn:

    - Cellulose có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột → đúng

    - Cellulose và tinh bột khi cháy đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O → sai, khi đốt cellulose và tinh bột cho nCO2 > nH2O.

    - Cellulose có cấu trúc phân nhánh, còn tinh bột có cấu trúc thẳng → sai, cellulose có cấu trúc mạch không phân nhánh, tinh bột gồm amylose có cấu trúc mạch không phân nhánh và amylopectin mạch phân nhánh.

    - Cellulose và tinh bột đều tan trong nước nóng → sai, cellulose không tan trong nước.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Từ 32,4 tấn mùn cưa (chứa 50% cellulose) người ta sản xuất được m tấn thuốc nổ không khói (cellulose trinitrate) với hiệu suất phản ứng tính theo cellulose là 90%. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    mcellulose = 32,4.50% = 16,2 tấn

                C6H7O2(OH)3 + 3HO–NO2 → C6H7O2(ONO2)3 + 3H2O

    M:                162                                          297

    m (tấn):       16,2                      →                29,7 

    Do hiệu suất đạt 90% nên khối lượng thuốc súng thu được thực tế là:

    m = 29,7.90% = 26,73 tấn

  • Câu 19: Nhận biết
    Phát biểu không đúng về ứng dụng của cellulose

    Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của cellulose là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Cellulose không sử dụng làm nguồn thực phẩm chính cho con người.

  • Câu 20: Nhận biết
    Các liên kết trong phân tử amylopectin

    Trong phân tử amyopectin, các mắt xích ở mạch nhánh và mạch chính liên kết với nhau bằng những liên kết nào?

    Hướng dẫn:

    Amylopectin tạo bởi nhiều đơn vị α-glucose, nối với nhau qua liên kết α-1,4-glycoside, tạo thành các đoạn mạch. Do có thêm liên kết α-1,6-glycoside nối giữa các đoạn mạch nên amylopectin có mạch phân nhánh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 56 lượt xem
Sắp xếp theo