Luyện tập Cảm ứng ở sinh vật CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Cảm ứng ở sinh vật

    Cảm ứng ở sinh vật là

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật

    Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

    Hướng dẫn:

    “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường để giúp cây tồn tại và phát triển mà là tác động của môi trường làm tổn hại đến cây → “Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh” không phải là cảm ứng ở thực vật.

  • Câu 3: Nhận biết
    Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng

    Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa dương còn hiện tượng cây phát triển tránh xa nguồn chất hóa học có hại gọi là tính hướng hóa âm.

  • Câu 4: Nhận biết
    Các tác nhân của môi trường

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

    Hướng dẫn:

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

  • Câu 5: Nhận biết
    Ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật

    Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?

    Hướng dẫn:

    Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa số. Đây là ví dụ mô tả quá trình cảm ứng của thực vật (tính hướng sáng của thực vật).

  • Câu 6: Nhận biết
    Đặc điểm cảm ứng ở thực vật

    Đặc điểm cảm ứng ở thực vật xảy ra:

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng ở thực vật thường khó nhận thấy, diễn ra chậm và biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.

  • Câu 7: Vận dụng
    Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

    Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?

    (1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

    (2) Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.

    (3) Cây nho leo trên giàn cao.

    (4) Khi nhìn thấy mèo, con chuột sẽ bỏ chạy.

    (5) Em làm bài tập về nhà.

    Hướng dẫn:

    - Cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

    - Nhờ cảm ứng mà các loài thực vật và động vật có thể tìm kiếm thức ăn, tìm nguồn nước và nguồn ánh sáng, tránh những mối nguy hiểm, phản ứng với các tác nhân gây hại như nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, âm thanh ồn ào, ...

    (1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

    (2) Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.

    (3) Cây nho leo trên giàn cao.

    (4) Khi nhìn thấy mèo, con chuột sẽ bỏ chạy.

  • Câu 8: Vận dụng
    Giải thích hiện tượng

    Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

    Hướng dẫn:

    Trong ví dụ khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại thì kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại. Phản ứng này giúp bảo vệ cơ thể trước tác nhân nhiệt độ cực đoan.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Vai trò của cảm ứng ở sinh vật

    Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

    Hướng dẫn:

    Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Khi trồng cây cạnh bờ hồ

    Khi trồng cây cạnh bờ hồ, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Ở thực vật, rễ cây có tính hướng nước còn thân cây không có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ hồ, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ hồ.

  • Câu 11: Vận dụng
    Hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật

    Hình bên chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

    Hướng dẫn:

    Quan sát hình ảnh ta thấy, dù đặt cây ở tư thế nào thì rễ cây vẫn hướng về phía dưới và ngọn cây luôn hướng lên phía trên → Rễ có tính hướng đất dương còn chồi cây có tính hướng sáng dương.

  • Câu 12: Nhận biết
    Các tác nhân của môi trường

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

    Hướng dẫn:

    Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích. Tùy theo kích thích mà sinh vật có những phản ứng thích hợp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho sinh vật.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo