Luyện tập Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt

    Vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt?

    Hướng dẫn:

    Phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt để cho phần lá đó không nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích tạo ra sự khác biệt giữa 2 phần của lá (phần nhận được ánh sáng sẽ diễn ra quá trình quang hợp, phần không nhận được ánh sáng sẽ không diễn ra quá trình quang hợp).

  • Câu 2: Nhận biết
    Thứ tự các bước tiến hành thử tinh bột

    Sau khi tháo băng giấy đen ở lá thí nghiệm, một bạn đã tiến hành thử tinh bột có trong lá thí nghiệm qua các bước sau:

    (1) Cho lá cây thí nghiệm vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thủy.

    (2) Đun sôi lá cây thí nghiệm.

    (3) Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây.

    (4) Rửa sạch lá cây trong cốc nước.

    Hãy sắp xếp lại trình tự tiến hành cho đúng.

    Hướng dẫn:

    Thứ tự các bước tiến hành thử tinh bột có trong lá thí nghiệm: (2) – (1) – (4) – (3).

    (2) Đun sôi lá cây thí nghiệm.

    (1) Cho lá cây thí nghiệm vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thủy.

    (4) Rửa sạch lá cây trong cốc nước.

    (3) Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây.

  • Câu 3: Vận dụng
    Trước khi che phủ một phần của lá

    Trước khi che phủ một phần của lá, tại sao chúng ta phải để cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày?

    Hướng dẫn:

    Trước khi che phủ một phần của lá, chúng ta phải để cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày nhằm để cây tạm ngừng hoạt động quang hợp, lượng tinh bột đang có sẵn trong lá sẽ được cung cấp cho các cơ quan, bộ phận khác của cây. Điều này đảm bảo để lá bị che phủ và lá không bị che phủ đều như nhau trước khi tiến hành thí nghiệm, đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Không nên đun mẫu lá thí nghiệm trong cồn trực tiếp trên ngọn lửa

    Tại sao không nên đun mẫu lá thí nghiệm trong cồn trực tiếp trên ngọn lửa?

    Hướng dẫn:

     Vì cồn là dung dịch dễ cháy nên nếu đun cồn trực tiếp trên ngọn lửa sẽ rất nguy hiểm.

  • Câu 5: Nhận biết
    Việc đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm

    Việc đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm nhằm mục đích

    Hướng dẫn:

    Việc đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm nhằm mục đích xác định loại khí có trong ống nghiệm: Khi đưa tàn đóm vào, tàn đóm bùng cháy chứng tỏ có khí oxygen vì oxygen là loại khí duy trì sự cháy.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phải đặt một cốc vào chỗ tối, một cốc vào chỗ sáng

    Vì sao phải đặt một cốc vào chỗ tối, một cốc vào chỗ sáng (nơi có ánh nắng)?

    Hướng dẫn:

    Phải đặt một cốc vào chỗ tối, một cốc vào chỗ sáng (nơi có ánh nắng) để xác định ánh sáng cần thiết trong quá trình quang hợp:

    Để cốc A ở chỗ tối để cây ở cốc A không nhận được ánh sáng → không tiến hành quang hợp được.

    Để cốc B ở chỗ có ánh sáng để cây ở cốc B nhận được ánh sáng → tiến hành quang hợp bình thường.

  • Câu 7: Nhận biết
    Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm

    Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm nào?

    Hướng dẫn:

     Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hóa thành năng lượng tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột), đồng thời giải phóng khí oxygen → Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm là tinh bột và khí oxygen.

  • Câu 8: Nhận biết
    Thí nghiệm trên nhằm mục đích

    Cho các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả trong hình vẽ dưới đây:

    Thí nghiệm trên nhằm mục đích là

    Hướng dẫn:

    Oxygen là điều kiện cần để duy trì sự cháy → Việc sử dụng que đóm còn tàn đỏ đưa vào miệng ống nghiệm ở bước cuối chứng tỏ thí nghiệm trên nhằm mục đích là chứng minh sự tạo thành oxygen trong quá trình quang hợp.

  • Câu 9: Vận dụng
    Việc cho các loại cây thủy sinh

    Việc cho các loại cây thủy sinh (ví dụ như rong đuôi chó) vào các bể cá cảnh ngoài tác dụng tạo tính thẩm mĩ còn có tác dụng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Môi trường nước có nồng độ oxygen thấp mà cây thủy sinh có khả năng quang hợp tạo khí oxygen → Việc cho các loại cây thủy sinh (ví dụ như rong đuôi chó) vào các bể cá cảnh ngoài tác dụng tạo tính thẩm mĩ còn có tác dụng cung cấp thêm oxygen cho sinh vật sống trong bể cá.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Iodine trong thí nghiệm

    Iodine trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh có vai trò là

    Hướng dẫn:

    Iodine được dùng làm thuốc thử tinh bột vì dung dịch iodine tương tác với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.

  • Câu 11: Vận dụng
    Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột

    Trong thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột. Trong quá trình quang hợp ở cây xanh, khi nhỏ thuốc thử iodine, phần lá bị che không xuất hiện màu xanh tím đặc trưng là do

    Hướng dẫn:

    Khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mẫu lá, phần lá không bịt băng giấy đen lại đổi màu vì: Phần lá không bị che sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ → Phần lá này sẽ tiến hành quá trình quang hợp, tạo ra tinh bột → Khi nhỏ iodine, tinh bột sẽ bắt màu với iodine khiến cho phần lá này có màu xanh tím đặc trưng.

  • Câu 12: Nhận biết
    Thí nghiệm trên nhằm chứng minh

    Cho các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả trong hình vẽ dưới đây:

    Thí nghiệm trên nhằm chứng minh

    Hướng dẫn:

     Iodine được dùng làm thuốc thử tinh bột vì dung dịch iodine tương tác với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng → Thí nghiệm trên nhằm xác định sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo