Luyện tập Nam châm điện CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Cấu tạo nam châm điện

    Nam châm điện có cấu tạo gồm

    Hướng dẫn:

     Nam châm điện có cấu tạo gồm một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Nếu ta thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U

    Nếu ta thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U có lõi sắt cùng loại và giữ nguyên dòng điện thì

    Hướng dẫn:

    Nếu ta thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U có lõi sắt cùng loại và giữ nguyên dòng điện thì lực hút sẽ mạnh lên. 

  • Câu 3: Thông hiểu
    Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu

    Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu do nam châm điện

    Hướng dẫn:

    Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu do nam châm điện mất từ tính khi không còn dòng điện chạy qua.

  • Câu 4: Nhận biết
    Thiết bị ứng dụng nam châm điện

    Thiết bị nào sau đây có ứng dụng nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Thiết bị có sử dụng nam châm điện là chuông điện

  • Câu 5: Vận dụng
    Nam châm điện nào dưới đây có lực từ mạnh nhất

    Nam châm điện nào dưới đây có lực từ mạnh nhất? (với ampe (A) là đơn vị đo cường độ dòng điện và n là số vòng dây).

    Hướng dẫn:

    Lực từ của nam châm phụ thuộc vào số vòng cuốn dây, số vòng cuốn càng nhiều thì lực từ càng mạnh.

  • Câu 6: Vận dụng
    Cách làm thay đổi lực từ của nam châm điện

    Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Khi thay đổi độ lớn của dòng điện qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện thay đổi.

    Khi thay đổi chiều dòng điện qua nam châm điện thì chiều lực từ của nam châm điện thay đổi.

    Khi thay đổi số vòng dây của nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện thay đổi.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Khi tăng độ lớn dòng điện

    Khi tăng độ lớn dòng điện chạy qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện

    Hướng dẫn:

    Khi tăng độ lớn dòng điện chạy qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện tăng.

  • Câu 8: Vận dụng
    Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

    Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Các cách để tăng lực từ của nam châm điện:

    + Giữ nguyên số vòng dây quấn và tăng cường độ dòng điện

    + Giữ nguyên cường độ dòng điện và tăng số vòng dây quấn

    + Tăng cả cường độ dòng điện và số vòng dây quấn.

    ⇒ Tăng số vòng dây quấn giữ nguyên hiệu điện thế có nghĩa là giữ nguyên cường độ dòng điện nên kết quả là tăng được lực từ của nam châm điện

     

  • Câu 9: Thông hiểu
    Chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng

    Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?

    Hướng dẫn:

    Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu 

  • Câu 10: Nhận biết
    Nam châm điện là ứng dụng

    Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

    Hướng dẫn:

    Nam châm điện là ứng dụng của từ trường xung quanh dòng điện. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì xung quanh cuộn dây có từ trường làm cho lõi sắt non trở thành nam châm hút được sắt, thép,…

  • Câu 11: Nhận biết
    Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện

    Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện không hút được vật liệu nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện có khả năng hút các vật liệu: sắt, thép, niken,…nhưng không hút được đồng, nhôm,…

  • Câu 12: Thông hiểu
    Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì

    Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình). Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ: 

    Hướng dẫn:

     Khi ngắt dòng điện qua nam châm điện thì nam châm điện mất hết từ tính nên không hút các mảnh kim loại được nữa. Dưới tác dụng của trọng lực thì các mảnh kim loại này sẽ rơi ra khỏi cần cẩu

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo