Luyện tập Tập tính ở động vật CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tập tính bẩm sinh

    Tập tính bẩm sinh là những tập tính

    Hướng dẫn:

    Tập tính bẩm sinh là những tập tính sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài, ví dụ: tập tính giăng tơ của nhện, tập tính bú mẹ của trẻ sơ sinh, tập tính bơi lội của cá,…

    Tập tính học được là những tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, ví dụ: gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ, cá voi con học cách ép miệng của nó vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa, trẻ nhỏ học cách cầm đũa,…

  • Câu 2: Thông hiểu
    Ví dụ không phải là tập tính của động vật

    Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

    Hướng dẫn:

     “Người giảm cân sau khi bị ốm” không phải là chuỗi phản ứng của cơ thể đáp ứng các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại → “Người giảm cân sau khi bị ốm” không phải là tập tính của động vật.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Tập tính bẩm sinh ở động vật

    Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

    Hướng dẫn:

    “Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả” là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài nên → Đây là tập tính bẩm sinh.

    “Sáo học nói tiếng người”, “trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng”, “khỉ tập đi xe đạp” là những tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm (do con người huấn luyện) → Đây là tập tính học được.

  • Câu 4: Nhận biết
    Phân loại tập tính

    Tập tính gồm

    Hướng dẫn:

    Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

    Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành hai loại gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

  • Câu 5: Nhận biết
    Vai trò của tập tính

    Vai trò của tập tính là?

    Hướng dẫn:

    Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống để tồn tại và phát triển.

  • Câu 6: Nhận biết
    Tập tính học

    Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

    Hướng dẫn:

    Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

    Ví dụ:Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ, gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ,…

  • Câu 7: Thông hiểu
    Chọn phát biểu đúng

    Những phát biểu nào đưới đây là đúng khi nói về sự hình thành tập tính?

    (1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính,

    (2) Không phải bất kì kích thích nảo cũng làm xuất hiện tập tính;

    (3) Kích thích càng mạnh càng để làm xuất hiện tập tính;

    (4) Kích thích càng lặp lại càng để làm xuất hiện tập tính.

    Hướng dẫn:

     (1) Sai, (2) Đúng. Chỉ có những kích thích đến ngưỡng mới gây ra phản ứng và nếu kích thích đến ngưỡng đó lặp lại nhiều lần thì có thể làm xuất hiện tập tính.

    (3) Sai, (4) Đúng. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tập tính bẩm sinh

    Cho các tập tính sau ở động vật

    (1) Sự di cư của cá hồi

    (2) Báo săn mồi

    (3) Nhện giăng tơ

    (4) Vẹt nói được tiếng người

    (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn

    (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

    (7) Xiếc chó làm toán

    (8) Ve kêu vào mùa hè

    Những tập tính nào là bẩm sinh? 

    Hướng dẫn:

    Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

    Những tập tính bẩm sinh là: (1), (3), (6), (8)

  • Câu 9: Vận dụng
    Tập tính ngủ đông ở gấu Bắc Cực

    Tập tính ngủ đông ở gấu Bắc Cực có vai trò là

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình ngủ đông, gấu Bắc Cực giảm tiêu thụ năng lượng, đảm bảo lượng năng lượng tích lũy trước kì ngủ đông đủ để duy trì sự sống sót qua mùa đông lạnh giá và thiếu thức ăn.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh

    Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là

    Hướng dẫn:

    Tập tính học được là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Do đó, tập tính học được có số lượng không hạn chế, không có tính bền vững và mang tính đặc trưng cho từng cá thể.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu

    Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là

    Hướng dẫn:

    Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là tập tính bảo vệ lãnh thổ nhằm bảo vệ nguồn sống của bản thân động vật trước các đồng loại.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tập tính bẩm sinh ở động vật

    Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

    Hướng dẫn:

     Tập tính bẩm sinh ở động vật: Khi bị ngã đau, em bé khóc.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo