Luyện tập Nam châm CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Số phát biểu đúng

    Chọn các phát biểu sau:

    a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.

    b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.

    c) Thanh nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

    d) Cao su là vật liệu có từ tính.

    e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.

    Số phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu sai: a), d) và e).

    a) sai vì nam châm luôn có 2 cực.

    d) sai vì cao su là vật liệu có tính đàn hồi.

    e) sai vì kim la bàn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

    Vậy có 2 nội dung đúng là b) và c)

  • Câu 2: Thông hiểu
    Phát biểu nào sau đây đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

    Hướng dẫn:

    Mọi nam châm luôn có hai cực và hai cực này khác tên.

    Từ tính ở hai cực của một nam châm mạnh như nhau.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Khi đưa nam châm lại gần một chiếc áo

    Khi đưa nam châm lại gần một chiếc áo, ta thấy chiếc áo bị hút. Tại sao trên áo có thể có tương tác với nam châm 

    Hướng dẫn:

     Vì Cúc áo (nút áo) làm bằng sắt hoặc thép có thể có tương tác với nam châm

  • Câu 4: Nhận biết
    Nam châm có thể hút được vật

    Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Nam châm có thể hút các vật có từ tính như sắt, thép, niken, coban, …

    Nhôm, đồng, gỗ là các vật liệu không có từ tính.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Phát biểu nào đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    "Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì"

    ⇒ sai vì thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương Nam – Bắc.

    Cực Bắc thanh nam châm hút cực Bắc của thanh Nam châm khác

    ⇒ sai vì hai cực cùng tên đẩy nhau.

    Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

    ⇒ sai nam châm chỉ hút được các vật làm từ vật liệu từ.

  • Câu 6: Vận dụng
    Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm

    Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

    Hướng dẫn:

     Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm có thể vì nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam

  • Câu 7: Nhận biết
    Vật liệu bị nam châm hút

    Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

    Hướng dẫn:

    Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu có từ tính

  • Câu 8: Nhận biết
    Nam châm không hút vật liệu n

    Trong những vật liệu sau đây, nam châm không hút vật liệu nào?

    Hướng dẫn:

    Nam châm hút: sắt, thép, niken, coban, gađolini,…

    Nam châm không hút: đồng, nhôm,…

  • Câu 9: Vận dụng
    Để nam châm giữ được từ tính lâu dài

    Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta nên 

    Hướng dẫn:

    Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta cần bảo quản nam châm như sau:

    - Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.

    - Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.

    - Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.

  • Câu 10: Nhận biết
    Khi nào hai thanh nam châm hút nhau

    Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

    Hướng dẫn:

    Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau

  • Câu 11: Nhận biết
    Điền từ thích hợp vào chỗ trống

    Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

    Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có … cực.

    Hướng dẫn:

     Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có hai cực.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Hình nào chỉ lực hút giữa giữa hai nam châm

    Cho các hình dưới đây:

    (a) 

    (b) 

    (c)

    (d)

    Hình nào chỉ lực đẩy giữa hai nam châm

    Hướng dẫn:

    a) Đẩy nhau vì hai cực cùng tên đặt gần nhau.

    b) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau.

    c) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau.

    d) Hút nhau vì hai cực khác tên đặt gần nhau.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo