Luyện tập Nguyên tử CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Hạt được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử

    Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

    Hướng dẫn:

    Các hạt neutron và hạt proton được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất

    Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?

    Hướng dẫn:

    Khối lượng nguyên tử Mg là 24 amu.

    Khối lượng nguyên tử O là 16 amu.

    Khối lượng nguyên tử Ca là 40 amu.

    Khối lượng nguyên tử N là 14 amu.

    Vậy khối lượng nguyên tử Ca là lớn nhất.

  • Câu 3: Nhận biết
    Đơn vị khối lượng của các hạt dưới nguyên tử

    Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị

    Hướng dẫn:

     Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị amu

  • Câu 4: Nhận biết
    Hạt mang điện trong nguyên tử

    Trong nguyên tử, hạt mang điện là

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử, hạt mang điện là proton mang điện tích dương và electron mang điện tích âm

  • Câu 5: Thông hiểu
    Nội dung đúng về proton

    Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?

    Hướng dẫn:

    Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.

  • Câu 6: Nhận biết
    Một đơn vị khối lượng nguyên tử

    Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

    Hướng dẫn:

    Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1amu) theo định nghĩa có giá trị bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon. 

  • Câu 7: Nhận biết
    Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện

    Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là

    Hướng dẫn:

    Hạt nhân gồm: proton (mang điện dương) và neutron (không mang điện).

  • Câu 8: Vận dụng
    Số electron lớp ngoài cùng của X

    Nguyên tử X có tổng số hạt là 58, trong đó số hạt proton là 19. Số electron lớp ngoài cùng của X là:

    Hướng dẫn:

    Do nguyên tử x có số p = 19

    Mà p = e ⇒ e = 19

    → nguyên tử X có 19 electron

    Lớp đầu tiên của nguyên tử X sẽ có 2e

    Lớp thứ hai của nguyên tử X sẽ có 8e

    Lớp thứ ba của nguyên tử X sẽ có 8e

    Lớp thứ bốn của nguyên tử X sẽ có 1e

    ⇒ Số electron lớp ngoài cùng của X là 1

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nguyên tử luôn trung hòa

    Nguyên tử luôn trung hòa về điện nên:

    Hướng dẫn:

    Trong nguyên tử, hạt proton mang điện tích dương; hạt electron mang điện tích âm; hạt neutron không mang điện.

    Nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt electron = số hạt proton.

  • Câu 10: Nhận biết
    Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử

    Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là

    Hướng dẫn:

     Hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử là electron

  • Câu 11: Vận dụng
    Số proton và neutron của X

    Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số electron là 17. Số proton và neutron của X lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Do nguyên tử X có số electron là 17

    Mà p = e ⇒ p = 17

    Theo đề bài tổng số hạt trong nguyên tử X là 52

    Số hạt neutron là:

    n = 52 - 17 - 17 = 18

  • Câu 12: Vận dụng
    Số electron ở lớp ngoài cùng X

    Nguyên tử X có 16 proton, số electron ở lớp ngoài cùng là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có số electron = số proton = 16.

    Lớp electron trong cùng, gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.

    Lớp ngoài cùng có: 16 – 8 – 2 = 6 electron.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo