Luyện tập Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Việc luộc chín hạt trong bình B

    Việc luộc chín hạt trong bình B để làm gì?

    Hướng dẫn:

    Việc luộc chín hạt trong bình B để làm hạt chết, hạt sẽ không hô hấp được. Điều này sẽ tạo ra sự khác nhau ở hai bình thí nghiệm: Ở bình A, các hạt đang nảy mầm sẽ tiến hành quá trình hô hấp tế bào mạnh. Ở bình B, các hạt chết sẽ không tiến hành quá trình hô hấp tế bào.

     

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tại sao cần để bình thí nghiệm trong mùn cưa

    Tại sao cần để bình thí nghiệm trong mùn cưa hoặc cho hạt vào bình giữ nhiệt?

    Hướng dẫn:

    Cần để bình thí nghiệm trong mùn cưa hoặc cho hạt vào bình giữ nhiệt để giúp cách nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài bình thí nghiệm. Điều này sẽ đảm bảo kết quả chính xác của nhiệt kế ở hai bình.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Đặt vào mỗi bình thí nghiệm một chiếc nhiệt kế

    Tại sao phải đặt vào mỗi bình thí nghiệm một chiếc nhiệt kế?

    Hướng dẫn:

    Phải đặt vào mỗi bình thí nghiệm một chiếc nhiệt kế để mỗi chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ trong từng bình một cách độc lập, không ảnh hưởng đến kết quả đo.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Khi đưa nến đang cháy vào bình C chứa hạt

    Khi đưa nến đang cháy vào bình C chứa hạt và bông ẩm, tại sao phải mở nắp nhẹ nhàng và không được nghiêng lọ?

    Hướng dẫn:

    Khi đưa nến đang cháy vào bình C chứa hạt và bông ẩm, phải mở nắp nhẹ nhàng và không được nghiêng lọ nhằm để lượng không khí bên trong bình không bị khuếch tán ra ngoài và hạn chế không khí bên ngoài tràn vào lọ chứa. Điều này sẽ đảm bảo tính chính xác của kết quả thí nghiệm.

     

  • Câu 5: Vận dụng
    Tại sao nên để bình vào chỗ tối

    Sau khi cho hạt vào bình chứa bông ẩm, tại sao nên để bình vào chỗ tối?

    Hướng dẫn:

    Sau khi cho hạt vào bình chứa bông ẩm, nên để bình vào chỗ tối vì khi hạt nảy mầm, hô hấp tế bào diễn ra mạnh trong môi trường thiếu ánh sáng. Bởi vậy, việc cho bình vào chỗ tối sẽ thúc đẩy nhanh thí nghiệm, kết quả thí nghiệm sẽ biểu hiện rõ ràng hơn.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Việc bơm nước vào bình D nhằm mục đích

    Việc bơm nước vào bình D nhằm mục đích gì?

    Hướng dẫn:

    Việc bơm nước vào bình D nhằm mục đích đẩy không khí bên trong bình D vào trong ống nghiệm chứa nước vôi trong. Điều này sẽ giúp xác định loại khí được tạo ra do quá trình hô hấp tế bào.

  • Câu 7: Nhận biết
    Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm

    Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

    Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm

    Hướng dẫn:

    Ở bình C, việc sử dụng nến đang cháy đưa vào bình nhằm chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen.

    Ở bình D, việc dẫn khí từ bình sang ống nghiệm chứa nước vôi trong nhằm chứng minh hô hấp tế bào thải ra khí carbon dioxide

  • Câu 8: Thông hiểu
    Việc dẫn không khí từ bình D sang ống nghiệm chứa nước vôi trong có tác dụng

    Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

    Trong thí nghiệm trên, việc dẫn không khí từ bình D sang ống nghiệm chứa nước vôi trong có tác dụng

    Hướng dẫn:

    Khi tiếp xúc với carbon dioxide, nước vôi trong sẽ bị vẩn đục (xuất hiện kết tủa) → Trong thí nghiệm chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide, việc dẫn không khí từ bình D sang ống nghiệm chứa nước vôi trong có tác dụng chứng minh hô hấp tế bào thải ra khí carbon dioxide.

  • Câu 9: Nhận biết
    Người ta thường sử dụng mẫu vật là hạt đang nảy mầm

    Mặc dù đều có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh nhưng trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật là hạt đang nảy mầm thay vì cây con đang sinh trưởng vì

    Hướng dẫn:

     điều kiện có ánh sáng, các cây con sẽ tiến hành quang hợp (hấp thu khí CO2 và thải ra khí O2). Do đó, mặc dù đều có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh nhưng trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật là hạt đang nảy mầm thay vì cây con đang sinh trưởng để tránh hiện tượng quang hợp khi có ánh sáng của cây con làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

  • Câu 10: Nhận biết
    Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm

    Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

    Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm

    Hướng dẫn:

    Quan sát hình ảnh cho thấy, bình A chứa hạt đang nảy mầm (có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh) sẽ có nhiệt độ cao hơn bình B chứa hạt đã chết (không có quá trình hô hấp tế bào) → Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào.

  • Câu 11: Nhận biết
    Trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật

    Trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là

    Hướng dẫn:

    Trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là các loại hạt đang nảy mầm.

  • Câu 12: Vận dụng
    Hiện tượng quan sát

    Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

    Trong thí nghiệm trên, khi đưa ngọn nến đang cháy vào bình C sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, khiến oxygen trong bình C bị hấp thụ. Mà khí oxygen là điều kiện cần để duy trì sự cháy → Khi đưa ngọn nến đang cháy vào bình C thì ngọn nến bị tắt ngay do trong bình C không có đủ oxygen để duy trì sự cháy.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 7 lượt xem
Sắp xếp theo