Luyện tập Phương pháp học tập môn Khoa học tự nhiên CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên

    Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

    (1) Hình thành giả thuyết;

    (2) Rút ra kết luận;

    (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

    (4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

    (5) Thực hiện kế hoạch.

    Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

    Hướng dẫn:

    Thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

    (4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

    (1) Hình thành giả thuyết;

    (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

    (5) Thực hiện kế hoạch.

    (2) Rút ra kết luận;

  • Câu 2: Thông hiểu
    Khi thực hiện hoạt động sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của quyển sách

    Khi thực hiện hoạt động sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng nào trong học tập môn Khoa học tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Khi thực hiện hoạt động sử dụng cân đồng hồ để xác định khối lượng của quyển sách là đã sử dụng kĩ năng đo trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

  • Câu 3: Vận dụng
    Khi nghiên cứu vấn đề “Nhiệt độ cần thiết để cây đậu phát triển nhanh nhất”

    Khi nghiên cứu vấn đề “Nhiệt độ cần thiết để cây đậu phát triển nhanh nhất”, biến số nào sau đây cần đo?

    Hướng dẫn:

    Khi nghiên cứu vấn đề “Nhiệt độ cần thiết để cây đậu phát triển nhanh nhất”, biến số cần đo là nhiệt độ duy trì cho mỗi hạt đậu.

  • Câu 4: Vận dụng
    Một bạn học sinh nhìn bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay

    Một bạn học sinh nhìn bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp mưa. Bạn học sinh này đã sử dụng kĩ năng nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Kĩ năng quan sát: bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất.

    Kĩ năng dự báo: có thể trời sắp mưa.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động

    Để đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng người ta sử dụng dụng cụ đo nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Vì viên bi sắt chuyển động nhanh trên máng nghiêng do đó ta cần sử dụng thiết bị có độ chính xác cao đó chính là đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

  • Câu 6: Nhận biết
    Bước nào sau đây không thuộc tiến trình

    Bước nào sau đây không thuộc tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Tiến trình tìm hiểu tự nhiên hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên thường trải qua 5 bước:

    Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

    Bước 2: Hình thành giả thuyết.

    Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

    Bước 4: Thực hiện kế hoạch.

    Bước 5: Kết luận.

  • Câu 7: Nhận biết
    Bước nào sau đây cần làm trước bước hình thành giả thuyết

    Bước nào sau đây cần làm trước bước hình thành giả thuyết khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Thứ tự các bước cần thực hiện khi nghiên cứu một vấn đề khoa học tự nhiên như sau:

    Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

    Bước 2: Hình thành giả thuyết.

    Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

    Bước 4: Thực hiện kế hoạch.

    Bước 5: Kết luận.

    Như vậy, trước khi xây dựng giả thuyết thì ta cần quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

  • Câu 8: Nhận biết
    Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập

    Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập, cần thực hiện một số kĩ năng như: quan sát, phân loại, đo đạc, liên kết, phân tích và dự báo. Ngoài ra, cần rèn luyện kĩ năng viết báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên và kĩ năng thuyết trình.

    Khi vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập không cần thiết phải thực hiện các kĩ năng đánh trận, đàm phán.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nhiên liệu hóa thạch nào là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất

    Bất cứ thứ gì có thể cung cấp năng lượng cho chúng ta thì đều được gọi là nguồn năng lượng. Con người chúng ta hiện nay sử dụng năng lượng chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch, ví dụ như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên. 

    Nhiên liệu hóa thạch nào là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất

    Hướng dẫn:

    Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng nhiều nhất là: dầu (chiếm 30% nhu cầu sử dụng).

  • Câu 10: Nhận biết
    Hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất

    Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất là

    Hướng dẫn:

    Hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất là sấm sét.

  • Câu 11: Nhận biết
    Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng

    Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước 1 quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

  • Câu 12: Vận dụng
    Các bước tìm hiểu tự nhiên

    Nhóm học sinh cùng tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bay hơi của nước, nhóm đã tiến hành thí nghiệm sau:

    Rót cùng một lượng nước vào hai chiếc cốc giống nhau. Để cốc thứ nhất ngoài nắng và cốc thứ hai trong phòng kín, thoáng mát. Sau 2 giờ đồng hồ, quay lại đo thể tích nước còn lại trong cốc.

    Kết quả thu được cũng đã khẳng định sự bay hơi của nước chịu tác động bởi nhiệt độ. Ở nơi có nhiệt độ cao thì nước bay hơi nhanh hơn.

    Thí nghiệm này thuộc bước nào trong các bước tìm hiểu tự nhiên?

    Hướng dẫn:

    Thí nghiệm này thuộc bước Thực hiện kế hoạch, trong các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo