Lý thuyết Vật lý lớp 10 bài 15: Năng lượng và công được Khoahoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 10 sách chân trời sáng tạo. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Tất cả mọi quá trình như: xe chuyển động trên đường, thuyền chuyển động trên nước, bánh được nướng trong lò, đèn chiếu sáng, sự phát triển của động vật và thực vật, sự tư duy của con người đều cần đến năng lượng.
Năng lượng trong đời sống hằng ngày:
a) xe chuyển động trên đường
b) thuyền chuyển động trên mặt nước
c) bánh được nướng trong lò
d) đèn chiếu sáng
e) cây nảy mầm và lớn lên
f) con người hoạt động tư duy
Năng lượng của một hệ bất kì luôn có một số tính chất sau:
Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng luôn được bảo toàn.
a) đốt vật bằng bằng kính lúp; b) đun nước bằng bếp gas
c) cọ sát để tạo lửa; d) sạc điện thoại không dây
Năng lượng chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Năng lượng được truyền từ vật này sang vật khác
- Mô hình 1: Mô hình thủy điện
Nước được đưa lên bình chứa, sau đó chảy từ trên cao xuống làm quay tuabin của máy phát điện và làm sáng bóng đèn.
Mô hình thủy điện
- Mô hình 2: Mô hình tháp quang năng
Ánh sáng được chiếu từ nguồn sáng (đèn, Mặt Trời) đến chân tháp để làm nóng dòng khí đi vào chân tháp. Dòng khí nóng chuyển động lên trên làm cho cánh quạt đặt ở đỉnh tháp quay. Trên thực tế, sự chuyển động của các dòng khí này làm xoay các tuabin đặt ở chân tháp, từ đó tạo ra điện.
Mô hình tháp quang năng
⇒ Năng lượng được truyền và chuyển hóa từ vật này sang vật khác, dạng này sang dạng khác.
Ví dụ:
Lực tác dụng làm thùng hàng di chuyển
Lưu ý: Khi vật chuyển động thẳng theo một chiều thì độ dịch chuyển d chính bằng quãng đường đi được s và công được tính theo công thức:
- Công là một đại lượng vô hướng
- Khi công của lực có giá trị dương và được gọi là công phát động
Vận động viên kéo vật nặng → Công phát động
- Khi : công của lực có giá trị âm và được gọi là công cản
- Khi : khi lực tác dụng vuông góc với độ dịch chuyển thì công bằng 0
Nhân viên khuân vác thùng hàng đang đi đều → Công bằng 0
Ví dụ: Trong nội dung cử đẩy, vận động viên cử tạ phải thực hiện ba giai đoạn: nâng tạ lên một độ cao nhất định, giữ tạ tại độ cao đó trong một khoảng thời gian quy định, hạ tạ xuống mặt đất (Hình 15.10). Vào năm 2020, một vận động - viên trẻ người Việt Nam đã tạo tiếng vang khi thực hiện thành công phần thi cử đẩy với khối lượng tạ là 136 kg. Hãy tính công tối thiểu do lực đẩy tạ của vận động viên này sinh ra ứng với giai đoạn nâng tạ và giữ tạ. Biết độ cao mà vận động viên này phải nâng tạ lên là khoảng 1,7 m.
Quá trình nâng tạ của vận động viên cử tạ
Hướng dẫn giải
Chọn trục toạ độ thẳng đứng có chiều dương hướng lên. Để nâng và hạ tạ, lực do vận động viên tác dụng vào tạ phải có độ lớn ít nhất bằng với trọng lượng của tạ:
- Giai đoạn nâng tạ lên: Lực tác dụng của tay người đặt vào tạ và độ dịch chuyển của tạ cùng hướng và có giá trị dương do đó:
- Giai đoạn giữ tạ: Tạ không có độ dịch chuyển, do đó:
Bài tập 2: Một thang máy khối lượng m = 600 kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10 m. Tính công của động cơ để kéo thang máy lên khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc . Lấy . Chọn chiều dương hướng lên trên.
Hướng dẫn giải
Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
Áp dụng định luật II Newton ta có:
Chiếu biểu thức định luật II Newton xuống chiều dương đã chọn.
Công của lực kéo là: