Luyện tập Nam châm CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Vật liệu bị nam châm hút

    Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

    Hướng dẫn:

    Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu có từ tính.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    - Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng năm bắc địa lí.

    - Nam châm có thể hút hoặc đẩy nam châm khác, các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau.

    - Nam châm có thể hút các vật được làm từ vật liệu từ.

    - Nam châm không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.

  • Câu 3: Nhận biết
    Vật liệu nam châm không hút

    Trong những vật liệu sau đây, nam châm không hút vật liệu nào?

    Hướng dẫn:

    Nam châm hút các vật làm bằng sắt, thép, cobalt, nickel ,...

    Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân

    Trong bệnh viện, bác sĩ có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân bằng dụng cụ nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Do nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt nên bác sĩ có thể sử dụng nam châm để hút các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt bệnh nhân.  

  • Câu 5: Vận dụng
    Dụng cụ để xác định tên hai cực của nam châm

    Một thanh nam châm bị tróc màu sơn đánh dấu hai cực, có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để xác định tên hai cực của nam châm?

    Hướng dẫn:

    Để xác định hai cực của nam châm bị tróc sơn người ta sử dụng một nam châm đã biết hai cực để xác định.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Cách nhận biết một thanh kim loại có phải nam châm hay không

    Làm thế nào để nhận biết một thanh kim loại có phải nam châm hay không?

    Hướng dẫn:

    Nam châm là vật có khả năng hút sắt nên để kiểm tra xem thanh kim loại đó có phải nam châm hay không thì đưa nam châm lại gần các vụn sắt, nếu hút thì đó là nam châm. 

  • Câu 7: Nhận biết
    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự định hướng của kim nam châm

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự định hướng của kim nam châm khi ở trạng thái cân bằng tự do?

    Hướng dẫn:

    Khi ở trạng thái tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng địa lý nam bắc. Đầu nam châm hướng về cực Bắc của Trái đất được gọi là cực từ Bắc, đầu kia của nam châm là cực từ Nam hướng về cực nam của Trái đất.

  • Câu 8: Vận dụng
    Cách phân loại nam châm

    Có một số thanh kim loại làm bằng đồng và một số thanh làm bằng sắt mạ đồng. Chúng ta có thể sử dụng cách nào dưới đây để phân loại chúng?

    Hướng dẫn:

    Đưa nam châm đưa lại gần các thanh kim loại, nam châm sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng nhờ vậy có thể phân biệt được thanh kim loại làm bằng đồng và một số thanh làm bằng sắt mạ đồng.

  • Câu 9: Vận dụng cao
    Giải thích nguyên nhân

    Các lực từ cùng tên thì đẩy nhau, nhưng tại sao cực Bắc của kim nam châm trong một la bàn luôn chỉ hướng Bắc?

    Hướng dẫn:

    Vì Trái Đất như một nam châm khổng lồ, cực từ Nam của Trái Đất gần với địa cực Bắc và ngược lại cực từ Bắc của Trái Đất gần với địa cực Nam.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Chọn câu đúng khi nói về tính chất của nam châm

    Chọn câu đúng khi nói về tính chất của nam châm.

    Hướng dẫn:

    đúng vì nam châm chỉ có khả năng hút các vật thuộc vật liệu từ như sắt, nickel, cobalt,...

  • Câu 11: Thông hiểu
    Bảo quản nam châm

    Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng không bảo quản theo cách nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta cần bảo quản nam châm như sau:

    - Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.

    - Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.

    - Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.

  • Câu 12: Nhận biết
    Phát biểu là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm

    Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về tương tác giữa hai nam châm?

    Hướng dẫn:

    Sự tương tác giữa hai nam châm: Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 37 lượt xem
Sắp xếp theo