Luyện tập Từ trường CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Cấu tạo của nam châm điện

    Cấu tạo của nam châm điện bao gồm

    Hướng dẫn:

    Cấu tạo của nam châm điện bao gồm một cuộn dây bao quay lõi sắt và có dòng điện chạy qua.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Xác định dụng cụ

    Để kiểm tra một dây dẫn điện chạy qua bàn học có dòng điện chạy qua hay không mà không có dụng cụ kiểm tra điện, ta có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Theo lý thuyết, nơi nào trong không gian có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. Vậy để kiểm tra dây dẫn điện chạy qua bàn học có dòng điện hay không ta có thể sử dụng kim nam châm. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn điện, nếu kim nam châm xoay đi rồi chỉ một hướng xác định thì nơi đó có từ trường. 

  • Câu 3: Vận dụng
    Cách có thể làm thay đổi lực từ của nam châm điện

    Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi lực từ của nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Để thay đổi lực hút của nam châm điện cần phải thay đổi từ trường của nó bằng cách thay đổi dòng điện chạy trong cuộn dây của nam châm. 

  • Câu 4: Vận dụng
    Vị trí lực từ tác dụng lên kim nam châm là mạnh nhất

    Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình vẽ là mạnh nhất?

    Hướng dẫn:

    Tại hai đầu cực của thanh nam châm có từ trường lớn nhất nên lực từ ở đó cũng tác dụng mạnh nhất.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Câu đúng khi nói về thí nghiệm tạo từ phổ của nam châm

    Câu nào sau đây là đúng khi nói về thí nghiệm tạo từ phổ của nam châm?

    Hướng dẫn:

    - Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường → đúng.

    - Nơi nào mạt sắt (hay chính là đường sức từ) dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt (đường sức từ) thưa thì từ trường yếu.

    - Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp theo các đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, dày nhất ở cực từ của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây

     Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện

    Hướng dẫn:

    Khi không có dòng điện chạy qua cuộn dây thì nam châm điện mất hẳn từ tính.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ dày hơn.

  • Câu 8: Nhận biết
    Quy ước vẽ đường sức từ

    Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

    Hướng dẫn:

    Người ta quy ước vẽ đường sức từ như sau:

    - Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, đường sức từ đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm.

    - Nơi nào từ trường mạnh nhất thì đường sức từ day, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Phát biểu sai khi nói về nam châm điện

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nam châm điện?

    Hướng dẫn:

    Khi ngắt nguồn điện, lõi sắt cũng mất hết từ tính nên không còn khả năng hút các vật có tính chất từ như sắt, thép…

  • Câu 10: Vận dụng
    Tìm hình vẽ sai

    Hình nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Hình A sai vì đường sức từ quy ước đi ra từ cực bắc đi vào từ cực nam

    Hình B sai vì đường sức từ ở phía dưới có chiều ngược với đường sức từ phía trên.

    Hình C sai vì chiều đường sức từ ở cả hai cực đều biểu diễn đi vào.

  • Câu 11: Nhận biết
    Xác định tên các cực của nam châm

    Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như hình:

    Tên các từ cực của nam châm là:

    Hướng dẫn:

    Theo lý thuyết, đường sức từ là những đường ở bên ngoài thanh nam châm có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

    Từ hình vẽ ta xác định được đường sức từ có chiều đi ra từ đầu A, đi vào đầu B nên đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam của nam châm.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    - Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh → sai vì ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở hai đầu cực của thanh.

    - Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh → sai vì mỗi thanh nam châm chữ U có hai cực.

    - Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất) → sai vì ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở hai cực.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (50%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 12 lượt xem
Sắp xếp theo