Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường xung quanh chủ yếu qua bộ phận nào?
Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường xung quanh đất chủ yếu qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường xung quanh chủ yếu qua bộ phận nào?
Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường xung quanh đất chủ yếu qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
Trong thân cây, mạch rây có vai trò
Trong thân cây, mạch rây có vai trò vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.
Sự hấp thụ khoáng của cây theo cơ chế chủ động cần
Sự hấp thụ khoáng chủ động là sự vận chuyển ngược chiều nồng độ (đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn) → Sự hấp thụ khoáng của cây theo cơ chế chủ động cần cung cấp năng lượng.
Sự đóng lại của khí khổng khi được chiếu sáng là do
Bình thường, khi cây ở ngoài ánh sáng, tế bào hình hạt đậu xảy ra quá trình phân giải tinh bột thành đường, làm tăng hoạt tính thẩm thấu, tăng sự hút nước, làm tế bào hình hạt đậu trương lên, khí khổng mở. Nhưng khi cường độ ánh sáng quá mạnh, cây có cơ chế đóng khí khổng chủ động để hạn chế tình trạng thoát hơi nước quá mức của cây. Đây chỉ là một đặc điểm thích nghi giúp thực vật có thể tồn tại tốt trong điều kiện môi trường.
Quá trình hấp thụ muối khoáng chủ động của rễ cây bị ức chế bởi
Quá trình hấp thụ muối khoáng chủ động của rễ cây bị ức chế bởi sự thiếu oxygen: Trong điều kiện thiếu oxygen (cây trên cạn bị ngập nước), các tế bào rễ cây tiến hành hô hấp kị khí nên hiệu quả năng lượng tạo ra thấp. Mà quá trình hấp thụ muối khoáng chủ động lại cần nhiều năng lượng. Bởi vậy, chính sự thiếu hụt năng lượng do cây phải hô hấp trong điều kiện thiếu oxygen này dẫn đến quá trình hấp thụ muối khoáng chủ động của rễ cây bị ức chế.
Nước vận chuyển ở thân cây chủ yếu
- Ở thực vật, nước vận chuyển ở thân cây chủ yếu qua mạch gỗ từ dưới lên (mạch gỗ vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân đến lá và các phần khác của cây).
- Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.
Kĩ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (trồng cây không cần đất) được gọi là
Kĩ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (trồng cây không cần đất) được gọi là thủy canh. Trồng cây thuỷ canh là phương pháp trồng rau phổ biến ở các khu đô thị hiện nay. Rau thủy canh có ưu điểm lớn nhất đó là "sạch", do rau được trồng trong môi trường nước nên không tiếp xúc với đất cát, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Từ đó giúp rau sạch hơn, không mất quá nhiều thời gian ngâm rửa trước khi sử dụng hay thậm chí có thể ăn ngay sau khi thu hoạch.
Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật?
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước mạnh, quá trình hút nước và muối khoáng của cây tăng lên.
Cân bằng nước trong cây là
Cân bằng nước trong cây là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
Rễ tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất để tăng khả năng hút nước và muối khoáng.
Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm thì chúng hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu bằng cách nào?
Ở một số loài cây ăn côn trùng như cây nắp ấm, lá biến thành cơ quan bắt mồi: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.
Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?
Vào những ngày trời nóng của mùa hè cần tưới nhiều nước cho cây trồng hơn vì khi trời nóng cây thoát hơi nước nhiều hơn. Vậy để đảm bảo cân bằng nước trong cây, cây cần hút nước nhiều hơn để bù đắp vào lượng nước đã mất.