Luyện tập Sinh trưởng và phát triển ở thực vật CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Mô phân sinh hoạt động giúp cây thân gỗ cao lên

    Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    - Cây thân gỗ cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân.

    - Mô phân sinh đỉnh rễ làm tăng chiều dài của rễ.

    - Mô phân sinh bên làm tăng đường kính của cây thân gỗ. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

    - Mô phân sinh lóng giúp kéo dài chiều dài của lóng thân ở cây Một lá mầm.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Vai trò của mô phân sinh lóng

    Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho

    Hướng dẫn:

    Mô phân sinh lóng nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng chiều dài của lóng. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nhóm cây không có mô phân sinh bên

     Trong các loài cây dưới đây, nhóm cây nào không có mô phân sinh bên?

    Hướng dẫn:

    Cây cau, cây tre, cây dừa, cây nứa đều là các cây một lá mầm nên các cây này không có mô phân sinh bên.

  • Câu 4: Nhận biết
    Khái niệm mô phân sinh

     Mô phân sinh là

    Hướng dẫn:

    Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa

    Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

    Hướng dẫn:

    Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn → Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

  • Câu 6: Vận dụng
    Mục đích của thí nghiệm

    Bạn Lan trồng 2 cây đỗ. Một cây ở chậu A trong môi trường cát. Một cây ở chậu B trong môi trường đất. Các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước giữa 2 chậu A và B đều như nhau. Bạn Lan tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh

    Hướng dẫn:

    Cây ở chậu A và cây ở chậu B đều có các điều kiện về độ ẩm, ánh sáng, chế độ tưới nước,… như nhau chỉ khác nhau về giá thể trồng: cây ở chậu A trồng trên môi trường cát, cây ở chậu B trồng trên môi trường đất. Như vậy, thí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh ảnh hưởng của giá thể trồng cây đến sinh trưởng của cây đỗ.

  • Câu 7: Nhận biết
    Các cây thường trồng vào vụ xuân hè

    Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây là cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.

    Hướng dẫn:

    Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây là cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định biện pháp

    Trong nông nghiệp, người ta thường trồng xen kẽ cây ngô, cây đậu và một số cây rau màu. Đây là biện pháp

    Hướng dẫn:

    Trong nông nghiệp, người ta thường trồng xen kẽ cây ngô, cây đậu và một số cây rau màu. Đây là biện pháp xen canh.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Phương pháp được ưu tiên sử dụng để kích thích làm cây ra rễ

    Để kích thích làm cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất thì phương pháp nào thường được ưu tiên sử dụng?

    Hướng dẫn:

    Để kích thích làm cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất thì phương pháp thường được ưu tiên sử dụng là sử dụng các chất kích thích.

  • Câu 10: Nhận biết
    Các loại cây thường được trồng vụ đông xuân

    Vụ đông xuân người ta thường lựa chọn trồng các loại cây nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Vụ đông xuân người ta thường lựa chọn trồng các loại cây trồng là cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.

  • Câu 11: Vận dụng
    Trong quá trình sinh trưởng của một số loại cây người ta thường bấm ngọn

    Tại sao trong quá trình sinh trưởng của một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình sinh trưởng của một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn để kích thích cho cây tạo nhiều cành và tạo nhiều quả.

  • Câu 12: Nhận biết
    Các giai đoạn cơ bản trong quá trình sinh trưởng và phát triển

    Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau: Hạt → (1) → cây mầm → Cây con → (2) → cây ra hoa → cây tạo quả và hình thành hạt.

    Điền vào (1) và (2) để hoàn thành các giai đoạn cơ bản trong quá trình sinh trưởng và phát triển trên.

    Hướng dẫn:

    Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau: Hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → Cây con → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo quả và hình thành hạt.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (42%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 100 lượt xem
Sắp xếp theo