Lực ma sát CTST (phần 2)

  • Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

    - Em bé đang cầm chai nước trên tay: nhờ có lực ma sát giữa tay và chai nước mà em bé có thể cầm được chai nước ⇒ lực ma sát có ích.

    - Ốc vít bắt chặt vào với nhau: nhờ có lực ma sát giữa ốc và vít nên chúng mới bám chặt vào nhau ⇒ lực ma sát có ích.

    - Con người đi lại được trên mặt đất: nhờ có lực ma sát giữa chân người với mặt đất đã giúp con người có thể di chuyển được ⇒ lực ma sát có ích.

    - Lốp xe ô tô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng: do lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của lốp xe và mặt đường lớn nên sau một thời gian đi lại, lốp xe ôtô bị mòn ⇒ lực ma sát có hại.

  • Phát biểu nào sau đây là đúng?

    Phát biểu sau đây là đúng là: Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại. Vì:

    + Khi ta đi ô tô xuống dốc, ta dùng phanh để làm cho ô tô đi chậm lại hoặc dừng hẳn tránh tai nạn khi tham gia giao thông. Lực ma sát trong trường hợp này là có lợi.

    + Lực ma sát xuất hiện làm mòn lốp xe ô tô khi chúng chuyển động trên đường. Lực ma sát trong trường hợp này có hại.

Khoahoc.vn xin gửi tới bạn học bài giảng Lực ma sát sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng nhau ôn tập nhé!

  • 3 lượt xem
Sắp xếp theo