Luyện tập Đo chiều dài CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức

    Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

    Hướng dẫn:

    Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là mét (m).

  • Câu 2: Nhận biết
    Dụng cụ không sử dụng đo chiều dài

    Dụng cụ nào sau đây không sử dụng đo chiều dài?

    Hướng dẫn:

    Thước dây, thước mét, thước kẹp đều là các loại thước đo chiều dài.

    Compa là dụng cụ để vẽ đường tròn. Không sử dụng để đo chiều dài.

  • Câu 3: Nhận biết
    Độ chia nhỏ nhất của thước

    Độ chia nhỏ nhất của thước là

    Hướng dẫn:

    Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Đo chiều dài quyển sách Khoa học tự nhiên 6

    Thước thích hợp để đo chiều dài quyển sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo là

    Hướng dẫn:

    Thước thích hợp để đo chiều dài quyển sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo là thước kẻ có giới hạn đo 30 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm

    + Chiều dài cuốn sách tầm 26 - 27 cm nên dùng thước kẻ có giới hạn đo là 30 cm đo được. Hơn nữa, thước kẻ có giới hạn đo nhỏ, khi sử dụng thước để đo sẽ dễ dàng hơn.

    + Thước có độ chia nhỏ nhất càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác. Do vậy, chọn thước có độ chia nhỏ nhất 1 mm là hợp lí

  • Câu 5: Thông hiểu
    Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ

    Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

    Hướng dẫn:

    Thước trên có giới hạn đo là 15 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm vì:

    Chiều dài lớn nhất ghi trên thước là 15 cm.

    Giới hạn đo của thước là 15 cm.

    Từ vạch 1 cm đến vạch 2 cm trên thước dài 1 cm tương ứng với 10 khoảng, tức mỗi khoảng có độ dài 1mm. 

    \Rightarrow Chiều dài hai vạch chia liên tiếp trên thước là 1mm.

    \Rightarrow Độ chia nhỏ nhất của thước là 1 mm.

  • Câu 6: Nhận biết
    Trước khi đo chiều dài của vật ta thường

    Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để

    Hướng dẫn:

    Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để: lựa chọn thước đo phù hợp.

  • Câu 7: Vận dụng
    Thông tin đúng của thước

    Một thước thẳng có 51 vạch chia thành 50 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 50 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là

    Hướng dẫn:

    Vạch cuối cùng ghi số 50 kèm theo đơn vị cm , tức là GHĐ của thước là 50 cm.

    Thước có 50 khoảng đều nhau và có GHĐ là 50 cm, tức mỗi khoảng bằng 1 cm.

    \Rightarrow ĐCNN của thước là 1 cm.

    Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là 50 cm và 1 cm.      

  • Câu 8: Nhận biết
    Phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài?

    Hướng dẫn:

    Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật, không thuộc các bước đo chiều dài

  • Câu 9: Thông hiểu
    Cách đổi đơn vị đúng

    Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    1 m = 100 cm.

    1 km = 1000 m.

    1 mm = 0,01 dm.

    1 dm = 0,10 m.

  • Câu 10: Vận dụng
    Chiều dài trung bình của bàn học

    Ta có kết quả đo chiều dài một bàn học với ba lần đo như sau:

    Lần 1: 99 cm

    Lần 2: 100 cm

    Lần 3: 98 cm

    Hỏi chiều dài trung bình của bàn học là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Chiều dài trung bình của bàn học là

    (99 + 100 + 98): 3 = 99 cm

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Kết quả của bạn nào được ghi chính xác

    Ba bạn Nga, Nam, Dũng cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào tường, dùng một thước kẻ đặt ngang đầu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường. Sau đó, dùng thước cuộn có giới hạn đo 2m và độ chia nhỏ nhất 0,5 cm để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo được Nga, Nam, Dũng ghi lần lượt là: 155,2 cm; 155,5 cm và 156,8 cm. Kết quả của bạn nào được ghi chính xác?

    Hướng dẫn:

    Trong 3 bạn thì kết quả đo của bạn Nam là chính xác.

    Vì thước có độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm nên không thể đo được các giá trị như 165,3 cm và 166,7 cm. Giá trị đo được phải chia hết cho độ chia nhỏ nhất. 

  • Câu 12: Nhận biết
    Giới hạn đo của thước

    Giới hạn của thước là

    Hướng dẫn:

    Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (17%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo