Luyện tập Biến dạng của lò xo phép đo lực CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phát biểu đúng

    Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

    Hướng dẫn:

    Lực kế là dụng cụ để đo lực.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Ý nghĩa của chỉ số lực kế 4 N

    Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4 N. Điều này có nghĩa

    Hướng dẫn:

    Lực kế là dụng cụ để đo lực.

    \RightarrowTreo vật vào đầu một lực kế lò xo.

    Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4 N. Điểu này có nghĩa trọng lượng của vật bằng 4 N và khối lượng của vật là 400g.

  • Câu 3: Nhận biết
    Để đo lực

    Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?

    Hướng dẫn:

    Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ lực kế

  • Câu 4: Vận dụng
    Xác định chiều dài của lò xo

    Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 28 cm. Cho biết lo xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Khi ta tác dụng một lực thì chiều dài lò xo lúc sau lớn hơn chiều dài ban đầu. 

    Do đó lò xo đã bị dãn và dãn một đoạn bằng: 28 – 25 = 3 cm.

  • Câu 5: Nhận biết
    Các bước đo độ lớn của một lực bằng lực kế

    Để đo độ lớn của một lực bằng lực kế, ta cần thực hiện các bước theo thứ tự như nào?

    (1) Lựa chọn lực kế phù hơp.

    (2) Ước lượng giá trị lực cần đo.

    (3) Thực hiện phép đo.

    (4) Hiệu chỉnh lực kế.

    (5) Đọc và ghi kết quả đo.

    Hướng dẫn:

    Để đo độ lớn của một lực bằng lực kế, ta cần thực hiện các bước theo thứ tự:

    (2) Ước lượng giá trị lực cần đo

    (1) Lựa chọn lực kế phù hơp

    (4) Hiệu chỉnh lực kế

    (3) Thực hiện phép đo

    (5) Đọc và ghi kết quả đo.

  • Câu 6: Nhận biết
    Cách đo lực

    Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế sao cho:

    Hướng dẫn:

    Cách đo lực:

    Điều chỉnh số 0: điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị  nằm đúng vạch 0

    Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo

  • Câu 7: Nhận biết
    Độ dãn của lò xo

    Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với

    Hướng dẫn:

    Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo

  • Câu 8: Thông hiểu
    Công dụng của lực kế

    Công dụng của lực kế là:

    Hướng dẫn:

    Lực kế dùng để xác định lực (do lực)

  • Câu 9: Nhận biết
    Biến dạng lò xo

    Biến dạng lò xo là:

    Hướng dẫn:

    Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính chiều dài lò xo dãn

    Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu? Vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N thì lò xo dãn ra 0,5 cm.

    Khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo dãn ra ? cm

    Vậy độ dãn của lò xo khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N là: 0,5 x 3 = 1,5 cm.

  • Câu 11: Vận dụng cao
    Khối lượng của vật

    Một lò xo có độ dài ban đầu là \mathcal l0. Gọi \mathcal l  cm là độ dài của lò xo khi được treo các quả cân có khối lượng m g. Bảng dưới đây cho ta các giá trị của \mathcal l theo m.

    m (g)

    100

    200

    300

    400

    500

    600

    \mathcal l (cm)

    20

    21

    22

    23

    24

    25

    Xác định khối lượng của một vật. Biết khi treo vật đó vào lò xo thì độ dài của lò xo là 22,5 cm.

    Hướng dẫn:

    Dựa vào bảng số liệu ta thấy cứ 100g thì lò xo dài thêm 1cm

    Chiều dài của lò xo khi chưa gắn vật vào là : 20 – 1 = 19 cm

    Độ dài thêm của lò xo khi treo vật m: 22,5 – 19 = 3,5 cm

    1cm ứng với 100g \Rightarrow 3,5cm ứng với 350 g

    Vậy khối lượng của vật m = 350 g

  • Câu 12: Vận dụng
    Chiều dài của lò xo

    Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo có gắn một quả nặng khối lượng 50g. Khi quả nặng nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 15cm. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Khi treo quả nặng có khối lượng 100g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?

    Hướng dẫn:

    Độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 50g là:        

    15 – 12 = 3 cm

    Khi treo vật có khối lượng 50g thì lò xo dãn 3 cm.

    \Rightarrow Khi treo vật có khối lượng 100g thì lò xo dãn ? cm.

    Vì độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo do đó khi treo vật có khối lượng 100 g thì lò xo dãn ra một đoạn là:

    \frac{100.3}{50} = 6cm

    Vậy chiều dài của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100g là: 12 + 6 = 18 (cm)

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (50%):
    2/3
  • Thông hiểu (17%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo