Luyện tập Nguyên sinh vật CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật

    Trong các sinh vật dưới dây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

    Hướng dẫn:

    Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thức hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống.

    Hình (1) Trùng giày

    Hình (2) Tảo

    Hình (3) Trùng biến hình

    Hình (4) Vi khuẩn là sinh có cấu tạo tế bào nhân sơ

  • Câu 2: Nhận biết
    Thành phần nào trong tế bào tảo lục

    Thành phần nào trong tế bào tảo lục ở hình bên giúp chúng có khả năng quang hợp?

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật:

    + (1) Thành tế bào

    + (2) Tế bào chất

    + (3) Nhân

    + (4) Lục lạp

    Thành phần (4) trong hình là lục lạp và nó có khả năng giúp cho tế bào tảo lục quang hợp.

  • Câu 3: Nhận biết
    Nguyên sinh vật

    Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật:

    Hướng dẫn:

    Nguyên sinh vật là các sinh vật đơn bào, nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.

  • Câu 4: Nhận biết
    Nấm nhầy thuộc giới

    Nấm nhầy thuộc giới?

    Hướng dẫn:

    Nấm nhầy nhìn giống như nấm nhưng có khả năng hoạt động như động vật nên được xếp vào nhóm nguyên sinh vật.

  • Câu 5: Nhận biết
    Bệnh kiết lị

    Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

    Hướng dẫn:

    Bệnh kiết lị do tác nhân trùng Entamoeba histolytica gây nên

  • Câu 6: Thông hiểu
    Loài động vật nguyên sinh không có lối sống kí sinh

    Loài động vật nguyên sinh nào dưới đây không có lối sống kí sinh?

    Hướng dẫn:

    Trùng sốt rét, trùng kiết lị và amip ăn não đều kí sinh ở người; chỉ có trùng biến hình có lối sống tự do.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Phòng tránh bệnh sốt rét

    Biện pháp nào dưới đây không giúp chúng ta phòng tránh bệnh sốt rét?

    Hướng dẫn:

    Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh kiết lị chứ không phải bệnh sốt rét.

  • Câu 8: Vận dụng
    Triệu chứng của bệnh kiết lị

    Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

    Hướng dẫn:

    Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột người và ăn hồng cầu nên dẫn đến người bệnh bị đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói, ngoài ra có bị đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy.

  • Câu 9: Vận dụng
    Vật trung gian truyền bệnh sốt rét

    Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào?

    Hướng dẫn:

    Bệnh sốt rét do trùng sốt sốt rét gây nên, khi muỗi đốt cơ thể người bệnh, trùng sốt rét theo máu vào cơ thể muỗi và truyền sang người lành qua tuyến nước bọt của muỗi

  • Câu 10: Vận dụng
    Vì sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống

    Vì sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng?

    Hướng dẫn:

    Khi rửa sạch các loại thực phẩm, đun sôi nước và nấu chín thức ăn trước khi sử dụng, các vi khuẩn có hại hoặc nguyên sinh vật gây hại này có thể được loại bỏ, tiêu diệt trước khi chúng ta đưa những mầm bệnh đó vào cơ thể → Đây chính là một trong những biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn, nguyên sinh vật gây ra đặc biệt là những bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Vật chủ của những kí sinh trùng thường

    Vật chủ của những kí sinh trùng thường là

    Hướng dẫn:

    Kí sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác (con người, động vật và thực vật), chúng sử dụng chất sinh dưỡng của vật chủ để duy trì sự sống.

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Chọn đáp án không đúng

    Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục? Chọn đáp án không đúng:

    Hướng dẫn:

    Trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục vì Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước, có lợi cho hô hấp của các loài động vật thuỷ sinh nuôi trong ao. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản, nhờ đó người chăn nuôi giảm bớt được chỉ phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo