Luyện tập Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Sự chuyển động Mặt Trời

    Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy những hiện tượng nào của sự chuyển động Mặt Trời

    Hướng dẫn:

    Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây

    Còn các đáp án còn lại là chuyển động không nhìn thấy

  • Câu 2: Nhận biết
    Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên

    Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do

    Hướng dẫn:

    - Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.

    - Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất

    Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

    Hướng dẫn:

    Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng. 

  • Câu 4: Nhận biết
    Phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi

    Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào?

    Hướng dẫn:

    Phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban ngày

  • Câu 5: Thông hiểu
    Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau

    Theo nhận định vì sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?

    Hướng dẫn:

    Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm

  • Câu 6: Vận dụng
    Vị trí nào đang là ban ngày

    Quan sát hình dưới đây:

    Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày?

    Hướng dẫn:

    Vị trí đang là ban ngày là: P, Q vì hai vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng.

    Vị trí đang là ban đêm là: M, N vì hai vị trí này không được Mặt Trời chiếu sáng.

  • Câu 7: Vận dụng
    Vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn

    Quan sát hình dưới đây:

     

    Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước?

    Hướng dẫn:

    Trong hai vị trí P và Q, người ở vị trí Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, bóng tối sẽ chìm vào Q trước rồi mới chìm vào P.

    VD

  • Câu 8: Vận dụng
    Vị trí sẽ thấy Mặt Trời mọc trước

    Quan sát hình dưới đây:

    Người ở vị trí sẽ thấy Mặt Trời mọc trước?

    Hướng dẫn:

    Trong hai vị trí M và N, người ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu tới N trước rồi mới chiếu đến M.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng

    Theo nhận định tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

    Hướng dẫn:

    Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân chủ yếu là do Trái Đất có dạng hình khối cầu và quay xung quanh Mặt Trời.

  • Câu 10: Nhận biết
    Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất

    Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?

    Hướng dẫn:

    Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa nên nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, nửa còn lại không được Mặt Trời chiếu sáng là ban đêm.

  • Câu 11: Nhận biết
    Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục

    Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình được cho trong khoảng thời gian:

    Hướng dẫn:

    Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình được cho trong khoảng thời gian một ngày đêm

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa

    Tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?

    Hướng dẫn:

    Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi trong quá trình chuyển động nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có khi nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó khiến cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.. 

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (8%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo