Luyện tập Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên CTST

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Những dụng cụ nào sau đây cần phải được chuẩn bị trước khi quan sát

    Những dụng cụ nào sau đây cần phải được chuẩn bị trước khi quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên.

    Hướng dẫn:

    Khi quan sát sinh vật ngoài thiên nhiên cần chuẩn bị máy ảnh để chụp lại hình ảnh các sinh vật và giấy bút để ghi chép khi cần thiết.

  • Câu 2: Nhận biết
    Nhóm động vật không xương sống

    Nhóm động vật không xương sống là:

    Hướng dẫn:

    Tôm, cua, mực là động vật không xương sống

  • Câu 3: Thông hiểu
    Vai trò của động vật không xương sống

    Vai trò của động vật không xương sống đối với con người:

    Hướng dẫn:

    Vai trò của động vật không xương sống đối với con người

    Làm thực phẩm

    Có giá trị xuất khẩu

    Có thể làm thuốc chữa bệnh

  • Câu 4: Nhận biết
    Đặc điểm của giun đũa

    Giun đốt có các đặc điểm nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Giun đốt có các đặc điểm: cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên

  • Câu 5: Nhận biết
    Môi trường sống cơ bản của động vật

    Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:

    Hướng dẫn:

    Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm: Dưới nước, trên cạn và trên không.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Đặc điểm không phải của ngành Chân khớp

    Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?

    Hướng dẫn:

    Chân khớp có đặc điểm: có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở, các chân phân đốt khớp động, qua lột xác để tăng trưởng cơ thể.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Châu chấu khác nhện ở

    Châu chấu khác nhện ở đặc điểm nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Châu chấu có 2 đôi cánh nhưng nhện thì không có đôi nào.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Loài chân khớp có lợi với con người

    Loài chân khớp nào dưới đây có lợi với con người?

    Hướng dẫn:

    Bọ ngựa là loài chuyên ăn côn trùng có hại như ruồi, muỗi, bọ xít… nên có lợi cho con người

  • Câu 9: Vận dụng
    Động vật chân khớp

    Động vật chân khớp nào dưới đây có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng?

    Hướng dẫn:

    Trong quá trình lấy phấn và mật hoa, phân hoa sẽ dính lên thân của ong và trong quá trình di chuyển từ bông hoa này sang bông hoa khác ong sẽ giúp thụ phấn cho cây.

  • Câu 10: Vận dụng
    Động vật lưỡng cư nào có tuyến độc

    Loài động vật lưỡng cư nào dưới đây có tuyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc?

    Hướng dẫn:

    Độc tố của cóc là hợp chất Bufotoxin có trong gan và buồng trứng có tác động đến tim mạch, gây ảo giác, gây hạ huyết áp... Thành phần độc tố thay đổi tùy theo loài cóc. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, độc tố này gây ra ngộ độc cấp tính. Độc tố hấp thu qua da gây ra dị ứng, bỏng rát ở mắt...

  • Câu 11: Vận dụng
    Gà không thể bay giống chim

    Gà không thể bay giống chim, vì sao gà vẫn được xếp vào nhóm chim? 

    Hướng dẫn:

    Gà không thể bay giống chim nhưng vẫn xếp gà vào nhóm Chim là do gà có lông vũ bao phủ, chi trước biến dổi thành cánh, có mỏ sừng

  • Câu 12: Nhận biết
    Động vật có vú

    Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

    Hướng dẫn:

    Tập hợp các loài thuộc lớp Động vật có vú (thú) là gấu, mèo, dê, cá heo.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo