- Khái niệm: Các phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành.
- Vai trò: Có vai trò quan trọng đối với sự sống vì là thành phần cấu tạo và tham gia thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.
- Phân loại:
Đặc điểm chung của carbohydrate
- Cấu tạo:
- Tính chất: Có vị ngọt, tan trong nước và một số có tính khử.
- Phân loại: Tùy theo số lượng đơn phân mà carbohydrate được chia thành 3 loại.
Các loại đường đơn
- Một số đường đơn phổ biến trong tế bào:
- Tính chất:
Các loại đường đôi
- Cấu tạo: Đường đôi do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.
- Một số đường đôi phổ biến trong tế bào: Gồm 3 loại đường đôi phổ biến:
- Tính chất: Saccharose, maltose, lactose đều tan trong nước và có vị ngọt.
Các loại đường đa
- Cấu tạo: Đường đa gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic, có kích thước và khối lượng phân tử lớn.
- Một số loại đường đa phổ biến ở sinh vật là tinh bột (20% amylose và 80% amylopectin), cellulose, glycogen, chitin. Các loại đường đa này đều được cấu tạo từ các đơn phân là glucose hoặc dẫn xuất của glucose.
- Tính chất: Nhiều loại đường đa không tan trong nước.
Vai trò của carbohydrate
- Là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống (chủ yếu là glucose).
- Là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể (tinh bột ở thực vật, glycogen ở nấm và động vật).
- Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật. Ví dụ: Cellulose cấu tạo nên thành tế bào thực vật, chitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của côn trùng,…
- Có khả năng liên kết với protein, lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất và kênh vận chuyển các chất trên màng.
- Tham gia cấu tạo nucleic acid (đường đơn 5 carbon gồm ribose và deoxyribose).
- Lipid là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là kị nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
Đặc điểm chung của lipid
- Được cấu tạo từ 3 nguyên tố chính: C, H, O.
- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.
- Phân loại: Dựa vào cấu trúc phân tử, lipid được chia thành lipid đơn giản và lipid phức tạp.
Lipid đơn giản
- Gồm 3 loại:
Lipid phức tạp (Phospholipid)
- Phospholipid: gồm một phân tử glycerol liên kết với 2 acid béo và một nhóm phosphate; có tính lưỡng cực gồm 1 đầu ưa nước và một đầu kị nước.
- Steroid: gồm phân tử alcol mạch vòng liên kết với acid béo. Một số steroid có trong cơ thể như cholesterol, estrogen, testosterone, dịch mật, carotenoid và một số vitamin (A, D, E, K).
Vai trò của lipid
- Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể (mỡ và dầu).
- Là thành phần cấu tạo màng sinh chất (phospholipid, cholesterol).
- Tham gia vào nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể như quang hợp ở thực vật (carotenoid), tiêu hóa (dịch mật) và điều hòa sinh sản ở động vật (estrogen, testosterone).
Đặc điểm chung của protein
- Là đại phân tử sinh học chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sinh vật, chúng là sản phẩm cuối cùng của gene tham gia thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là các amino acid.
- Protein có tính đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của 20 loại acid amin.
Các bậc cấu trúc của protein
- Gồm 4 bậc cấu trúc không gian:
- Cấu trúc không gian của protein có thể bị phá hủy khi chịu sự tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, kim loại nặng, độ pH,... gây biến tính protein. Khi protein bị biến tính, protein sẽ mất chức năng sinh học.
Vai trò của protein
Protein là sản phẩm cuối cùng của gene, đóng vai trò quan trọng đối với sự sống:
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ: protein cấu tạo nên màng sinh chất, tế bào cơ.
- Là nguồn dự trữ các amino acid. Ví dụ: albumin trong lòng trắng trứng gà.
- Xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào (enzyme). Ví dụ: enzyme amylase xúc tác phân giải tinh bột.
- Điều hòa các hoạt động sinh lí trong cơ thể (hormone). Ví dụ: insulin điều hòa đường huyết trong máu.
- Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (kháng thể).
- Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể.
- Tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường (thụ thể nằm trên màng sinh chất).
Đặc điểm chung của nucleic acid
- Là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân:
- Có hai loại nucleic acid:
* So sánh cấu tạo đơn phân của DNA và RNA:
Đơn phân của DNA |
Đơn phân của RNA |
- Đường deoxyribose |
- Đường ribose |
- 4 loại base là A, T, G, C |
- 4 loại base là A, U, G, C |
Cấu tạo và chức năng của DNA
- Kích thước: Mỗi phân tử DNA thường có kích thước rất lớn, có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm micrometer (µm).
- DNA có tính đa dạng và đặc thù do các phân tử DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotide.
- Cấu trúc không gian:
- Chức năng:
- Ứng dụng: Xác định quan hệ huyết thống, truy tìm tội phạm và nghiên cứu phát sinh loài.
Cấu tạo và chức năng RNA
- Cấu tạo: Có cấu tạo tương tự DNA, tuy nhiên hầu hết các RNA đều có mạch đơn, thẳng hoặc xoắn kép cục bộ.
- Phân loại: 3 loại chính là mRNA, tRNA, rRNA.
- Chức năng: