Để duy trì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội từ tế bào mẹ sang các tế bào con, tế bào mẹ phải thực hiện quá trình nguyên phân.
- Khái niệm: Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ nguyên so với tế bào ban đầu.
- Đặc điểm:
- Diễn biến: Nguyên phân gồm 2 quá trình là quá trình phân chia nhân và quá trình phân chia tế bào chất.
Các kì |
Hình ảnh |
Diễn biến |
Kì đầu |
- Nhiễm sắc thể kép ở dạng sợi mảnh. - Ở cuối kì đầu, các nhiễm sắc thể co xoắn, màng nhân và nhân con biến mất. - Thoi phân bào được hình thành. |
|
Kì giữa |
- Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và có hình dạng đặc trưng cho loài. |
|
Kì sau |
- Các nhiễm sắc tử (chromatid) tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào. |
|
Kì cuối |
- Nhiễm sắc thể dãn xoắn. - Thoi phân bào tiêu biến. - Màng nhân xuất hiện. |
- Kết quả: Qua nguyên phân, từ một tế bào mẹ ban đầu (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ.
- Nguyên phân là cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào.
- Đối với cơ thể đa bào:
Ví dụ: Các mô phân sinh đỉnh ở thực vật phân chia liên tục giúp làm tăng chiều dài của thân và rễ, phát sinh thêm cành nhánh cho cây.
- Đối với cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản.
Trước khi diễn ra giảm phân, tế bào trải qua kì trung gian.
- Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần vào kì trung gian trước khi giảm phân.
Quá trình |
Các kì |
Diễn biến |
Giảm phân I |
Kì đầu I |
- Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi (tiếp hợp) với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi các đoạn chromatid cho nhau. - Các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn lại. - Màng nhân và nhân con biến mất. Thoi phân bào được hình thành. |
Kì giữa I |
- Các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và xếp thành hai hàng. - Dây tơ phân bào từ các cực tế bào chỉ đính vào tâm động ở một nhiễm sắc thể kép của cặp nhiễm sắc thể tương đồng. |
|
Kì sau I |
- Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng được dây tơ phân bào kéo về mỗi cực của tế bào (phân li về hai cực tế bào). |
|
Kì cuối I |
- Ở mỗi cực của tế bào, các nhiễm sắc thể kép dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. - Tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép (n kép). |
|
- Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào tham gia vào giảm phân II mà không nhân đôi nhiễm sắc thể. |
||
Giảm phân II |
Kì đầu II |
- Các nhiễm sắc thể dần co xoắn lại. - Màng nhân và nhân con tiêu biến. - Thoi phân bào được hình thành. |
Kì giữa II |
- Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
|
Kì sau II |
- Các chromatid tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào. |
|
Kì cuối II |
- Màng nhân và nhân con xuất hiện. - Tế bào chất phân chia tạo thành các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n đơn). |
- Kết quả: Các tế bào con đơn bội được tạo ra qua giảm phân sẽ trải qua quá trình biến đổi hình thành nên giao tử đực (tinh trùng ở động vật, tinh tử ở thực vật) hoặc giao tử cái (trứng ở động vật, noãn ở thực vật).
- Giảm phân kết hợp với thụ tinh đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, giúp giới sinh vật đa dạng và phong phú, tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi:
- Sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế để duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ:
Quá trình giảm phân chịu ảnh hưởng của:
- Điều kiện vật lí, hóa học và môi trường sống: Các chất phóng xạ, sóng điện thoại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nhiều dung môi hữu cơ, chất dioxin, một số kim loại nặng (chì, cadmium, thủy ngân), một số thuốc điều trị nội tiết,… đều có thể tác động đến quá trình giảm phân, làm giảm số lượng và chất lượng giao tử và gây vô sinh tạm thời hoặc vô sinh không hồi phục.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất (thiếu vitamin, một số acid béo, amino acid, kẽm), hút thuốc lá và uống rượu có thể làm giảm số lượng giao tử.
- Các yếu tố khác:
Điểm |
Nội dung so sánh |
Nguyên phân |
Giảm phân |
Giống nhau |
- Đều là hình thức phân bào có sự tham gia của thoi phân bào. - Đều có một lần nhân đôi DNA ở kì trung gian trước khi phân bào. - Sự phân chia nhân đều diễn ra theo các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. - Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, phân li, tháo xoắn. Màng nhân và nhân con đều tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối, thoi phân bào đều tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu. - Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân. - Đều là cơ sở cho quá trình sinh sản của các loài sinh vật. |
||
Khác nhau |
Diễn ra ở loại tế bào |
Tất cả các tế bào trừ tế bào sinh dục chín. |
Tế bào sinh dục chín. |
Số lần phân bào |
1 lần. |
2 lần. |
|
Các giai đoạn |
Kì trung gian, phân chia nhân (gồm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) và phân chia tế bào chất. |
Kì trung gian, giảm phân I (kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I), giảm phân II (kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II). |
|
Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo |
Không có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo. |
Có hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các chromatid của các nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I. |
|
Sắp xếp nhiễm sắc thể trên thoi phân bào |
- Ở kì giữa, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
- Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Ở kì sau II, các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
|
Các nhiễm sắc thể tách nhau ở tâm động |
Xảy ra ở kì sau. |
Không xảy ra ở kì sau I nhưng xảy ra ở kì sau II. |
|
Đặc điểm của tế bào sinh ra so với tế bào ban đầu |
Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể 2n đơn giống nhau và giống hệt tế bào mẹ ban đầu. |
Tế bào sinh ra có bộ nhiễm sắc thể n đơn giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu. |
|
Kết quả |
Từ 1 tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ. |
Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. |