Luyện tập Đại cương về polymer CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính thể tích khí thiên nhiên cần dùng

    Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích khí thiên nhiên (xem khí thiên nhiên chứa 85% methane) là:

    Hướng dẫn:

    Sơ đồ điều chế PVC từ CH4:

                  2CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC

    M:         2.16                                        62,5

    m (g):    x                                            1000

    mCH4 cần dùng = \frac{2.16.1000}{62,5.20\%}= 2560 (kg)

    ⇒ nCH4 = \frac{2560}{16} = 160 kmol

    ⇒ VCH4 = 160.24,79 = 3966,4 m3

  • Câu 2: Nhận biết
    Phản ứng lưu hóa cao su

    Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại

    Hướng dẫn:

    Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng

    Cho các chất sau :

    (1) CH3CH(NH2)COOH

    (2) HOOC–CH2–CH2–COOH

    (3) HO–CH2–COOH

    (4) HCHO và C6H5OH

    (5) HO–CH2–CH2–OH và p-C6H4(COOH)2

    (6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC(CH2)4COOH

    Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là:

    Hướng dẫn:

    Điều kiện về cấu tạo để một chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết.

    → Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là: (1), (3), (4), (5), (6).

  • Câu 4: Thông hiểu
    Cấu tạo của sản phẩm thu được khi trùng hợp propene

    Trùng hợp propene, sản phẩm thu được có cấu tạo là

    Hướng dẫn:

    Trùng hợp propene, sản phẩm thu được có cấu tạo là (–CH2–CH(CH3)–)n.

    nCH2=CHCH3 \xrightarrow{t^\circ,\;p,\;xt} (–CH2–CH(CH3)–)n.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định khối lượng phân tử của đoạn mạch

    Số lượng mắt xích của 1 đoạn mạch tơ capron là 120. Khối lượng phân tử của đoạn mạch này là

    Hướng dẫn:

    Tơ capron có công thức là (–NH–[CH2]5–CO–)n

    Mcapron = 113n

    Số lượng mắt xích của đoạn mạch này là 120 → n = 120.

    ⇒ Mcapron = 113n = 113.120 = 13560

  • Câu 6: Nhận biết
    Xác định tên gọi của polymer

    Tên gọi của polymer có công thức cho dưới đây là

    Hướng dẫn:

    Tên gọi của polymer là poly(methyl methacrylate).

  • Câu 7: Nhận biết
    Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng

    Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là

    Hướng dẫn:

    Điều kiện về cấu tạo để một chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết.

    → Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là acetic acid.

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Khi trùng ngưng 30 gam glycine, thu được m gam poymer và 2,88 gam nước. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Phương trình hóa học:

    nH2N-CH2-COOH \xrightarrow{t^\circ} (–NH–CH2–CO–)n + nH2O

    nH2O = \frac{2,88}{18} = 0,16 (mol)

    ⇒ npolymer = nH2O = 0,16 (mol)

    ⇒ mpolymer = 0,16.57 = 9,12 (gam)

  • Câu 9: Nhận biết
    Xác định loại phản ứng

    Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại tăng mạch polymer.

  • Câu 10: Nhận biết
    Xác định chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp

    Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

    Hướng dẫn:

    Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là chất có liên kết bội hoặc vòng không bền.

    - Isoprene, styrene và propene có liên kết bội nên có thể tham gia phản ứng trùng hợp.

    - Toluene không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng PE điều chế được

    Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%).

    Hướng dẫn:

    mC2H4 = 4.70% = 2,8 (tấn)

    CH2=CH4 \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm p,\;\mathrm{xt}} (–CH2=CH2–)

    mpolymer = 28.nC2H4.90%

                   = 28.\frac{2,8.10^6}{28}.90%

                   = 2,52.106 (g) = 2,52 tấn

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phản ứng làm giảm mạch polymer

    Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polymer?

    Hướng dẫn:

    • Phản ứng:

    [–CH2–CH(Cl)–]n + nCl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} [–CH2–C(Cl)2–]n + nHCl

    ⇒ Phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

    • Cao su thiên nhiên là polymer của isoprene: [–CH2–C(CH3)=CH–CH2–]n.

    [–CH2–C(CH3)=CH–CH2–]n + HCl \xrightarrow{\mathrm t^\circ} [–CH2–C(CH3)(Cl)–CH2–CH2-]n

    ⇒ Phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

    • Amylose là polysaccharide, gồm các gốc α-glucose nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicoside → chuỗi không phân nhánh.

    (C6H10O5)n (amylose) + nH2O \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} nC6H12O6 (glucose)

    ⇒ phản ứng phân cắt mạch polymer.

    • Phản ứng:

    [–CH2–CH(OOCCH3)–]n + nH2\xrightarrow{\mathrm{OH}^-,\;\mathrm t^\circ} [–CH2–CH(OH)-]n + nCH3COOH

    ⇒ Phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Chất thủy phân hoàn toàn tạo ra alanine

    Trong các chất dưới đây, chất nào khi được thuỷ phân hoàn toàn sẽ tạo ra alanine?

    Hướng dẫn:

     Công thức của alanine là: H2N–CH(CH3)–COOH.

    → Trong các chất trên, chất thủy phân tạo ra alanine là: (–NH–CH(CH3)–CO–)n.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính hiệu suất của phản ứng trùng hợp styrene

    Tiến hành trùng hợp 5,2 gam styrene. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng 100 ml dung dịch bromine 0,15 M. Sau đó cho tiếp dung dịch KI dư vào thì thu được 0,635 gam iodine. Hiệu suất trùng hợp styrene là

    Hướng dẫn:

    Số mol bromine ban đầu: nBr2 bđ = 0,015 mol

    Số mol bromine dư: nBr2du = nI2 = 0,0025 mol

    ⇒ nBr2 pư = 0,0125 mol

    ⇒ nstyrene dư = 0,0125 mol

    Hiệu suất phản ứng:

    \mathrm H=\frac{5,2-0,0125.104}{5,2}.100\%\;=\;75\%

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính số monomer tham giá phản ứng trùng hợp

    Cho các monomer sau: styrene, toluene, methyl acetate, vinyl acetate, methyl methacrylate, propene, benzene, ethanoic acid, ε-aminocaproic acid, caprolactam, buta-1,3-diene. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là: 

    Hướng dẫn:

    Các monome tham gia phản ứng trùng hợp là: styrene, vinyl acetate, methyl methacrylate, propene, caprolactam, buta-1,3-diene.

  • Câu 16: Nhận biết
    Xác định tên gọi của quá trình

    Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) lại thành phân tử lớn (polymer), đồng đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác (ví dụ H2O) được gọi là:

    Hướng dẫn:

    Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) lại thành phân tử lớn (polymer), đồng đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác (ví dụ H2O) được gọi là trùng ngưng.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Số loại phân tử monomer tạo thành polymer

    Cho một polymer sau: (–NH–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2–CH2–CO–)n.

    Số loại phân tử monomer tạo thành polymer trên là

    Hướng dẫn:

    Các monomer tạo nên mạch trên là: NH2–CH2–COOH; NH2–CH(CH3)–COOH; NH2–CH2–CH2–COOH.

  • Câu 18: Vận dụng cao
    Tỉ lệ trung bình giữa số mắt xích

    Đồng trùng hợp buta-1,3-diene với styrene được cao su buna-S. Lấy một lượng cao su buna-S trên đem đốt cháy hoàn toàn thấy \frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}} =\frac{16}{9}. Tỉ lệ trung bình giữa số mắt xích buta-1,3-diene và số mắt xích styrene trong loại cao su trên là:

    Hướng dẫn:

    Cao su buna-S có dạng: (C4H6)a.(C8H8)b.

    (C4H6)a.(C8H8)b + O2\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{CO}}_2:\;(4\mathrm a\;+\;8\mathrm b)\;\mathrm{mol}\\{\mathrm H}_2\mathrm O:\;(3\mathrm a\;+\;4\mathrm b)\;\mathrm{mol}\end{array}ight.

    \frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}{{\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}=\frac{4\mathrm a+8\mathrm b}{3\mathrm a+4\mathrm b}=\frac{16}9\Rightarrow\frac{\mathrm a}{\mathrm b}=\frac8{12}=\frac23

  • Câu 19: Nhận biết
    Chọn khái niệm đúng

    Chọn khái niệm đúng.

    Hướng dẫn:

    Monomer là các phân tử nhỏ (như CH2=CH2, NH2[CH2]5COOH,...) tạo nên các mắt xích của polymer. 

  • Câu 20: Nhận biết
    Tìm các nhận xét không đúng

    Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

    Hướng dẫn:

    Nhiều polymer không bền vững dưới tác dụng của acid.

    Ví dụ: Poly(methyl methacrylate) hoặc nylon-6,6 bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc acid.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo