Luyện tập Tính chất hóa học của carbohydrate CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Lên men m gam glucose với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng ban đầu. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Ta có: mdd giảm = m↓ – mCO2

    ⇒ mCO2 = 10 – 3,4 = 6,6 gam

    ⇒ nCO2 = \frac{6,6}{44} = 0,15 (mol)

    Phương trình hóa học:

            C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm{enzyme}} 2C2H5OH + 2CO2

    mol:    0,075           ←                     0,15

    Do hiệu suất quá trình lên men là 90% nên:

    ⇒ nC6H12O6 thực tế = \frac{0,075}{90\%} = \frac1{12} (mol)

    ⇒ m = \frac1{12}.180 = 15 (gam)

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cellulose trinitrate được điều chế từ cellulose và nitric acid đặc có xúc tác là sulfuric acid đặc, đun nóng. Để có 29,7 kg cellulose trinitrate cần dùng dung dịch chứa m kilogam nitric acid (hiệu suất phản ứng 90%). Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Phương trình:

    [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 \xrightarrow{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4\;\mathrm đ} [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

    nHNO3 = 3.n[C6H7O2(ONO2)3]n = 3.\frac{29,7}{297}= 0,3 (kmol)

    Do hiệu suất chỉ đạt 90% nên:

    mHNO3 = \frac{0,3.63}{90\%} = 21 (kg)

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng glucose tạo thành

    Tính khối lượng glucose tạo thành khi thủy phân 1 kg mùn cưa có 50% cellulose. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%.

    Hướng dẫn:

    ncellulose p/ư = \frac{1.0,5.0,8}{162} = \frac1{405}(kmol)

    ⇒ nglucose = ncellulose = \frac1{405} (kmol)

    ⇒ mglucose = \frac1{405}.180 = 0,444 (kg)

  • Câu 4: Nhận biết
    Phản ứng của glucose với nước bromine thể hiện tính chất

    Phản ứng của glucose với nước bromine thể hiện tính chất của nhóm chức nào trong phân tử chất này? 

    Hướng dẫn:

    Phản ứng của glucose với nước bromine thể hiện tính chất của nhóm chức aldehyde (–CH=O). 

  • Câu 5: Nhận biết
    Sản phẩm cuối cùng thu được khi thủy phân tinh bột

    Khi thủy phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là

    Hướng dẫn:

    Khi thủy phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là glucose:

    (C6H10O5)n + nH2O \xrightarrow{\mathrm H^+;\;\mathrm t^\circ} nC6H12O6

    Tinh bột                                Glucose

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Tính giá trị của m

    Từ m gam tinh bột điều chế ethylic alcohol bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả quá trình là 85%. Lượng CO2 sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 40 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1 M vào X, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 200 ml dung dịch NaOH 1 M. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nCO2 = 0,4 (mol)

    X + NaOH có thêm kết tủa ⇒ X có HCO3.

            CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

    mol:  0,4                →        0,4

    2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

    Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O

    Để kết tủa lớn nhất cần thêm: nNaOH = nCa(HCO3)2 = 0,2 mol

    ⇒ nCO2 bđ = 0,4 + 0,2.2 = 0,8 (mol)

    Quá trình:

           (C6H10O5)n → C6H12O6 → 2CO2

    mol:     x                →           2x.85% = 0,8

    ⇒ x = 0,4706 mol

    ⇒ m = 76,24 gam

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Hiện nay, xăng sinh học E5 (chứa 5% ethanol về thể tích) đang được sử dụng ở nước ta để thay thế một phần xăng truyền thống. Trong một nhà máy, ethanol được sản xuất từ cellulose theo sơ đồ sau (với hiệu suất của cả quá trình là 60%):

    (C6H10O5)n \xrightarrow{\mathrm H^+;\;\mathrm t^\circ} C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm H^+;\;\mathrm t^\circ} C2H5OH

    Toàn bộ lượng ethanol thu được từ 1,62 tấn mùn cưa (chứa 50% cellulose) dùng để pha chế thành V lít xăng E5. Biết ethanol có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    (C6H10O5)n \xrightarrow{\mathrm H^+;\;\mathrm t^\circ} C6H12O6 \xrightarrow{\mathrm H^+;\;\mathrm t^\circ} C2H5OH

    mcellulose = 1,62.0,5 = 0,81 tấn = 810 kg

    ⇒ ncellulose = 5000 mol

    ⇒ nC2H5OH = 5000.0,6.2 = 6000 mol

    ⇒ mC2H5OH = 276000 g

    ⇒ VC2H5OH = \frac{276000}{0,8} = 345000 ml = 345 lít ⇒ Vxăng = \frac{345}{5\%} = 6900 lít

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định hai chất X và Y

    Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng → X là cellulose.

    Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác acid hoặc enzyme thu được chất Y → Y là glucose.

     (C6H10O5)n + nH2O \xrightarrow{\mathrm H^+,\;\mathrm t^\circ} C6H12O6

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính chất hóa học của cellulose

    Chất lỏng hòa tan được cellulose là:

    Hướng dẫn:

    Chất lỏng hòa tan được cellulose là nước Schweizer (dung dịch chứa phức chất của ion Cu2+ với ammonia).

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Đun nóng dung dịch chứa m gam glucose với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Ag}}=\frac{21,4}{108}=0,2\;(\mathrm{mol})

    HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \xrightarrow{\mathrm t^\circ} HOCH2[CHOH]4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

    Từ phương trình phản ứng ta có:

    nglucose = \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Ag}}}2 = 0,1 (mol)

    ⇒ m = 0,1.180 = 18 (g)

  • Câu 11: Nhận biết
    Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3

    Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là

    Hướng dẫn:

    Hợp chất hữu cơ có nhóm –CHO khi đun nóng với AgNO3 trong dung dịch NH3 sẽ thu được Ag kết tủa.

    ⇒ Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là CH3COOH.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tính số lượng dung dịch có thể hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

    Cho các dung dịch sau: Sarcharose, glucose, acetic aldehyde, glycerol, methanol. Số lượng dung dịch có thể hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

    Hướng dẫn:

    Sarcharose, glucose, glycerol có từ 2 nhóm OH liền kề nên có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Dung dịch glucose phản ứng với Cu(OH)2, trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thường tạo ra phức đồng glucose [Cu(C6H11O6)2] màu xanh lam.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Thuốc thử phân biệt glucose và saccharose

    Để phân biệt glucose và saccharose, người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Thuốc thử để phân biệt saccharose và glucose là dung dịch AgNO3/NH3 vì saccharose không phản ứng còn glucose có phản ứng tạo Ag.

  • Câu 15: Nhận biết
    Chất làm tinh bột chuyển sang màu xanh tím

    Chất nào sau đây làm dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím?

    Hướng dẫn:

    Trong tinh bột có khoảng 20 - 30% amylose. Phân tử amylose ở dạng vòng xoắn nên khi tương tác với iodine, vòng này đã bọc (hay hấp phụ) các phân tử iodine tạo thành hợp chất bọc có màu xanh tím.

  • Câu 16: Nhận biết
    Chất không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân

    Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?

    Hướng dẫn:

    Glucose không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. 

  • Câu 17: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Disaccharide X có tỉ lệ khối lượng mO : mC = 11 : 9. Khi thủy phân 68,4 gam chất X trong dung dịch acid H2SO4 loãng (hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 80%) thu được dung dịch Y chứa ba chất hữu cơ khác nhau. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng bạc (bằng AgNO3 trong NH3) thu được tối đa m gam kim loại Ag. Giá trị của m là:

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức phân tử của X là Cn(H2O)m.

    \Rightarrow\frac{16\mathrm m}{12\mathrm n}\;=\frac{11}9\Rightarrow\frac{\mathrm m}{\mathrm n}=\frac{11}{12}

    ⇒ X là C12(H2O)11 hay C12H22O11.

    X thủy phân trong H2SO4 (H = 80%) sản phẩm gồm 3 chất hữu cơ ⇒ X là saccharose.

    nX = \frac{68,4}{342} = 0,2 mol

          C12H22O11 + H2O \xrightarrow{\mathrm H^+;\;\mathrm t^\circ} C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

    mol:   0,2.0,8            →                 0,16          →           0,16

    ⇒ ∑nAg = 2.(0,16 + 0,16) = 0,64 (mol)

    ⇒ mAg = 0,64.108 = 69,12 (gam)

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Thủy phân hoàn toàn 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 80%, thu được m gam glucose. Giá trị m là

    Hướng dẫn:

    ntinh bột = \frac{324}{162\mathrm n} = \frac2{\mathrm n} (mol)

          (C6H10O5)n \xrightarrow{\mathrm H^+;\;\mathrm t^\circ} nC6H12O6 

    mol:    \frac2{\mathrm n}        →              2

    Do hiệu suất phản ứng là 80% nên:

    mglucose = 2.180.80% = 288 (g)

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (a) Có thể dùng nước bromine để phân biệt glucose và fructose.

    (b) Trong môi trường acid, glucose và fructose có thể chuyển hóa lẫn nhau.

    (c) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

    (d) Trong dung dịch, glucose và fructose đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

    Hướng dẫn:

    (a) đúng.  Vì glucose phản ứng mất màu còn fructose thì không.

    (b) sai. Trong môi trường base 2 chất mới chuyển hóa lẫn nhau.

    (c) sai. Cả 2 chất đều có phản ứng tráng bạc.

    (d) đúng. Cả 2 chất đều có nhiều nhóm OH kề nhau.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Xác định các chất X, Y, E

    Cho sơ đồ phản ứng:

    (a) X + H2O \overset{\mathit x\mathit ú\mathit c\mathit\;\mathit t\mathit á\mathit c}{\mathitightarrow} Y;

    (b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → Amonium gluconate + Ag + NH4NO3

    Cho sơ đồ phản ứng:

    (c) Y \overset{\mathit x\mathit ú\mathit c\mathit\;\mathit t\mathit á\mathit c}{\mathitightarrow} E + Z

    (d) Z + H2O \xrightarrow[{chất\;diệp\;lục}]{ánh\;sáng} X + G (ánh sáng, chất diệp lục)

    X, Y, E lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Từ phản ứng b) ta suy ra Y là glucose.

    → X là tinh bột, E là C2H5OH, Z là CO2, G là O2.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (25%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (35%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo