Luyện tập Nguyên tố nhóm IIA CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Xác định thành phần của hỗn hợp Y

    Đun nóng đến khối lượng không đổi hỗn hợp X gồm Mg(OH)2, Ca(NO3)2, BaCl2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Thành phần của hỗn hợp Y là

    Hướng dẫn:

    Đun nóng hỗn hợp X có 2 chất bị phân hủy

    Mg(OH)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MgO + H2O

    Ca(NO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Ca(NO2)2 + O2

    BaCl2 không bị phân hủy.

  • Câu 2: Nhận biết
    Kim loại không thuộc nhóm IIA

    Kim loại nào sau đây không thuộc nhóm IIA?

    Hướng dẫn:

    Nhóm IIA gồm các nguyên tố: beryllium (Be), magnesium (Mg), calcium (Ca), strontium (Sr), barium (ba) và radium (Ra).

  • Câu 3: Thông hiểu
    Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi

    Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)     ∆H > 0.

    Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Chiều thuận (∆H > 0): phản ứng thu nhiệt → tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

    Giảm áp suất khí CO2 → Cân bằng chuyển dịch theo hướng tăng áp suất của hệ tức theo chiều thuận.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tính số phản ứng tạo ra kết tủa

    Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, NaHSO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số phản ứng tạo ra kết tủa là

    Hướng dẫn:

    Ba(HCO3)2 phản ứng với các chất sinh ra kết tủa là: NaOH, NaHSO4, Ca(OH)2, H2SO4.

    Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O

    Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO­4 + 2CO2 + 2H2O

    Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3 ↓ + 2H2O

    Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O

  • Câu 5: Thông hiểu
    Một số tính chất vật lí biến đổi không theo xu hướng

    Nguyên nhân chính khiến cho một số tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA biến đổi không theo xu hướng là do

    Hướng dẫn:

    Một số tính chất vật lí của kim loại nhóm IIA biến đổi không theo xu hướng là do kim loại nhóm IIA không có cùng một kiểu mạng tinh thể.

  • Câu 6: Nhận biết
    Kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường

    Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường?

    Hướng dẫn:

    Kim loại có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường là Ba:

    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính giá trị của V

    Dẫn V lít CO2 (đkc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Do khi đun nóng dung dịch X thu được thêm kết tủa nên, trong dung dịch có muối Ca(HCO3)2.

    Phương trình phản ứng:

           Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

    mol:                   0,2    ←   0,2

           Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2

    mol:                     0,1    ←     0,05

           Ca(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaCO3 + CO2 + H2O

    mol:  0,05      ←         0,05

    ⇒ nCO2 = 0,2 + 0,1 = 0,3 (mol)

    ⇒ V = 0,3.24,79 = 7,437 (lít)

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Xác định giá trị của x và m

    Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là

    Hướng dẫn:

    nH+ = 0,08 mol; nHCO3 = 0,03 mol; nCO32– = 0,06 mol

    Gọi x và y lần lượt là số mol của HCO3 và CO32– đã phản ứng.

             HCO3 + H+ → CO2 + H2O

    mol:    x           x          x

           CO32− + 2H+ → CO2 + H2O

    mol:  y           2y          y

    Do mỗi dung dịch hỗn hợp nhỏ xuống đều chứa và với số mol ion trong từng giọt tỉ lệ tương ứng với số mol ban đầu của mỗi ion nên để tính số mol CO2 (x + y) ta giải hệ:

    \left\{\begin{array}{l}\frac{\mathrm x}{\mathrm y}=\frac{{\mathrm n}_{{\mathrm{HCO}}_3^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_3^{2-}}}=\frac{0,03}{0,06}=0,5\\\mathrm x+2\mathrm y\;=\;0,08\end{array}ight.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x=0,016\\\mathrm y=0,032\end{array}ight.

    ⇒ nCO2 = x + y = 0,048 mol

    Do đó dung dịch sau phản ứng có chứa: \left\{\begin{array}{l}{\mathrm{HCO}}_3^-:\;0,03\;-\;\mathrm x\;=\;0,014\\{\mathrm{CO}}_3^{2-}:\;0,06-\mathrm y\;=\;0,028\\{\mathrm{SO}}_4^{2-}:0,06\end{array}ight.

    Khi thêm dung dịch chứa 0,06 mol OH và 0,15 mol Ba2+ vào dung dịch Y.

    Vì nOH > 2.nHCO3 ⇒ HCO3 tạo hết thành CO32–.

    ⇒ ∑nCO32– = 0,014 + 0,028 = 0,042 mol

    Vì nBa2+ > nCO32– + nSO42– ⇒ nBaCO3 = nCO32– = 0,042 mol; nBaSO4 = nSO42– = 0,06 mol

    ⇒ mkết tủa = 197.0,042 + 233.0,06 = 22,254 gam

  • Câu 9: Nhận biết
    Xác định khí là tác nhân

    Khi để vôi sống trong không khí ẩm một thời gian sẽ có hiện tượng một phần bị chuyển hóa trở lại thành đá vôi. Khí nào sau đây là tác nhân gây ra hiện tượng trên?

    Hướng dẫn:

    Vì trong không khí có chứa carbon dioxide (CO2) → sẽ phản ứng chậm với vôi sống (CaO) tạo đá vôi:

    CO2 + CaO → CaCO3

  • Câu 10: Nhận biết
    Hợp chất khi đốt cháy cho ngọn lửa màu lục

    Hợp chất nào sau đây khi đốt cháy cho ngọn lửa màu lục?

    Hướng dẫn:

    Khi đốt cháy mẫu thử các hợp chất trên:

    - Mẫu thử cho ngọn lửa màu đỏ cam là: CaCl2.

    - Mẫu thử cho ngọn lửa màu lục là: BaCl2.

    - Mẫu thử cho ngọn lửa màu tím là: KCl.

    - Mẫu thử cho ngọn lửa màu vàng là: NaCl.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định hai muối X, Y

    Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

    X → X1 + CO2

    X1 + H2O → X2

    X2 + Y → X + Y1 + H2O

    X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

    Hai muối X, Y tương ứng là

    Hướng dẫn:

    CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2

    CaO + H2O → Ca(OH)2

    Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

    Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

    X là CaCO3; X1 là CaO; X2 là Ca(OH)2; Y là NaHCO3; Y1 là NaOH; Y2 là Na2CO3.

  • Câu 12: Vận dụng
    Tính khối lượng muối khan thu được

    Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kì liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,4874 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là

    Hướng dẫn:

    Gọi chung 2 kim loại nhóm IIA là R.

    nH2 = 0,06 (mol)

    Phương trình phản ứng:

    R + 2HCl → RCl2 + H2

    Ta có:

    nHCl = 2nH2 = 0,12 mol

    mmuối = mkim loại + mCl = 1,76 + 0,12.35,5 = 6,02 (g)

  • Câu 13: Nhận biết
    Ứng dụng không phải là của vôi sống

    Ứng dụng nào sau đây không phải là của vôi sống?

    Hướng dẫn:

    Ứng dụng của vôi sống là:

    - Làm vật liệu xây dựng.

    - Khử chua, tẩy uế, ...

    - Làm chất hút ẩm trong công nghiệp.

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Nung m gam Mg(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn và 6,1975 lít (đkc) hỗn hợp khí X gồm NO2 và O2. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    2Mg(NO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2MgO + 4NO2 + O2

    Gọi số mol O2 là a ⇒ nNO2 = 4a; nMg(NO3)2 = 2a

    nhỗn hợp khí = 0,25 mol ⇒ nO2 + nNO2 = 5a = 0,25 mol

    ⇒ a = 0,05 ⇒ nMg(NO3)2 = 0,1 (mol)

    mMg(NO3)2 = 14,8 gam

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tìm nhận xét không đúng

    Nhận xét nào sau đây là không đúng?

    Hướng dẫn:

    Các kim loại nhóm IIA có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn với với kim loại kiềm, nhưng tương đối thấp so với các kim loại khác.

  • Câu 16: Nhận biết
    Sản phẩm khí thu được khi nhiệt phân CaCO3

    Nhiệt phân CaCO3 thu được sản phẩm khí là

    Hướng dẫn:

    Nhiệt phân CaCO3 thu được sản phẩm khí là CO2.

    CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2

  • Câu 17: Nhận biết
    Muối không tan trong nước

    Muối nào sau đây không tan trong nước?

    Hướng dẫn:

    CaCO3 là muối không tan trong nước.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tìm giá trị của m
    Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,2395 lít khí H2 (đkc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 7,437 lít khí CO2 (đkc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
    Hướng dẫn:

    nBa(OH)2 = 0,12 (mol), nH2 = 0,05 mol

    Quy đổi X thành: Na (x mol), Ba (0,12 mol), O (y mol).

    ⇒ mX = 23x + 16y + 137.0,12 = 21,9              (1)

    Bảo toàn electron: x + 0,12.2 = 2y + 0,05.2     (2)

    Giải hệ (1) và (2) ⇒ x = 0,14 và y = 0,14

    ⇒ nOH = x + 0,12.2 = 0,38

    nCO2 = 0,3 mol

    \mathrm T=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{OH}^-}}{{\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}}=\frac{0,38}{0,3}\approx1,23

    CO2 + OH → HCO3

    CO2 + 2OH → CO32− + H2O

    ⇒ nCO32− = nOH − nCO2 = 0,38 − 0,3 = 0,08 < nBa2+

    ⇒ nBaCO3 = nCO32− = 0,08 mol

    ⇒ mBaCO3 = 0,08.197 = 15,76 gam

  • Câu 19: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho hỗn hợp X gồm Na và Ba (có cùng số mol) vào H2O thu được dung dịch Y và 0,7437 lít khí (đkc). Cho Y vào 250 ml dung dịch gồm H2SO4 0,1 M và CuSO4 0,1 M. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa Z. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nH+ = 0,05 mol, nCu2+ = 0,025 mol, nSO42– = 0,05 mol, nH2 = 0,03 mol

    nOH = 2nH2 = 0,06 = nNa + 2nBa vì nNa = nBa ⇒ Na: 0,02 mol và Ba: 0,02 mol.

              H+ + OH → H2O

    mol: 0,05   0,05               

    ⇒ Lượng OH còn lại: 0,01 mol

               Cu2+ + 2OH → Cu(OH)2

    mol: 0,005 ←  0,01   →   0,005

    ⇒ Cu2+ dư.

            Ba2+ + SO42– → BaSO4

    mol: 0,01    0,025          0,01 

    ⇒ SO42– dư.

    Vậy m = mCu(OH)2 + mBaSO4 = 2,575 g

  • Câu 20: Nhận biết
    Chất không bị nhiệt phân

    Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

    Hướng dẫn:

    Mg(OH)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MgO + H2O

    CaCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaO + CO2

    Ca(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaCO3 + CO2 + H2O

    ⇒ Chất không bị nhiệt phân là Ca(OH)2.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo