Hai điện cực kim loại trong pin Galvani phải
Hai điện cực kim loại trong pin Galvani phải khác nhau về bản chất hoá học.
Hai điện cực kim loại trong pin Galvani phải
Hai điện cực kim loại trong pin Galvani phải khác nhau về bản chất hoá học.
Cho sức điện động chuẩn của các pin điện hóa: Zn-Cu là 1,103 V; Cu-Ag là 0,459 V. Biết thế điện cực chuẩn EoAg+/Ag = +0,799 V. Thế điện cực chuẩn EoZn2+/Zn và EoCu2+/Cu lần lượt là:
Eo(Cu-Ag) = EoAg+/Ag – EoCu2+/Cu = +0,799 – EoCu2+/Cu = 0,459 V
⇒ EoCu2+/Cu = 0,799 – 0,459 = 0,340 V
Eo(Zn-Cu) = EoCu2+/Cu – EoZn2+/Zn = 0,340 – EoZn2+/Zn = 1,1 V
⇒ EoZn2+/Zn = 0,340 – 1,103 = –0,763 V
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về pin Galvani?
Đối với pin Galvani:
- Cathode là điện cực dương, nơi xảy ra quá trình khử; anode là cực âm, nơi xảy ra quá trình oxi hóa.
- Dòng electron di chuyển từ cực âm (anode) sang cực dương (cathode) thông qua một dây dẫn điện.
Pin Volta được cấu tạo gồm
Pin Volta được cấu tạo gồm một điện cực bằng đồng và một điện cực bằng kẽm cùng nhúng trong dung dịch muối ăn.
Vai trò của cầu muối trong pin điện hóa là
Cầu muối có vai trò trung hòa điện tích mỗi dung dịch trong pin, duy trì dòng điện trong quá trình hoạt động pin điện hóa.
Cho các thế điện cực chuẩn: EoAl3+/Al = –1,676 V, EoZn2+/Zn = –0,763 V; EoPb2+/Pb = –0,126 V, EoCu2+/Cu = +0,340 V. Trong các pin sau đây, pin nào có sức điện động chuẩn lớn nhất?
Ta có:
Pin Zn – Cu: Eopin = EoCu2+/Cu – EoZn2+/Zn = +0,340 – (–0,763) = 1,103 V
Pin Zn – Pb: Eopin = EoPb2+/Pb – EoZn2+/Zn = –0,126 –(–0,763) = 0,637 V
Pin Al – Zn: Eopin = EoZn2+/Zn – EoAl3+/Al = –0,763 – (–1,676) = 0,913 V
Pin Pb – Cu: Eopin = EoCu2+/Cu – EoPb2+/Pb = +0,340 – (–0,126) = 0,466 V
Xác định sức điện động chuẩn của pin điện hóa Galvani Zn – Pb?
Biết: EoPb2+/Pb = –0,126 V ; EoZn2+/Zn = –0,763 V
Sức điện động chuẩn của pin điện hóa Galvani Zn – Pb:
Eopin = EoPb2+/Pb – EoZn2+/Zn = –0,126 –(–0,763) = 0,637 V
Biết phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong một Galvani là:
Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Từ phương trình phản ứng ta thấy: Kim loại Fe mạnh hơn kim loại Ni, ion Fe2+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Ni2+.
Trong pin Galvani trên:
- Kim loại mạnh hơn (Fe) đóng vai trò anode (điện cực âm của pin), kim loại yếu hơn (Ni) đóng vai trò cathode (điện cực dương của pin).
- Phản ứng trên các điện cực:
Cực (–): Fe → Fe2+ + 2e
Cực (+): Ni2+ + 2e → Ni
Eopin= EoNi2+/Ni – EoFe2+/Fe = –0,257 – (–0,440) = 0,183 V
- Electron di chuyển từ cực âm (Fe) sang cực dương (Ni).
Cho sức điện động chuẩn Eo của các pin điện hóa: Eo(Cu-X) = 0,46 V; Eo(Y-Cu) = 1,1 V; Eo(Z-Cu) = 0,47 V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:
Eo(Cu-X) = 0,46 V > 0 → tính khử của X < Cu.
Eo(Y-Cu) = 1,1 V > Eo(Z-Cu) = 0,47V > 0 → Tính khử của Y > Z > Cu.
Tóm lại: tính khử tăng dần theo chiều X, Cu, Z, Y.
Cho các phát biểu sau:
a) Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
b) Pin mặt trời là nguồn năng lượng xanh.
c) Khi hoạt động, pin mặt trời không gây hiệu ứng nhà kính.
d) Khi hoạt động, pin mặt trời gây mưa acid và làm Trái Đất nóng lên.
Số phát biểu đúng về pin mặt trời là:
a) Đúng. Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
b) Đúng vì khi hoạt động pin mặt trời sử dụng nguồn năng lượng vô tận là ánh sáng mặt trời, không tạo ra bất cứ sản phẩm hóa học nào trong quá trình hoạt động nên thân thiện với môi trường.
c) Đúng. Khi hoạt động, pin mặt trời không gây hiệu ứng nhà kính.
d) Sai. Vì pin mặt trời không tạo ra bất kì một sản phẩm hoá học nào trong quá trình hoạt động nên thân thiện với môi trường.
Phản ứng diễn ra trong pin Galvani Zn-Ag là:
Phản ứng diễn ra trong pin Galvani Zn-Ag là:
Zn(s) + 2Ag+(aq) ⟶ Zn2+(aq) + 2Ag(s).
Sức điện động của pin (Eopin) tạo từ hai cặp oxi hóa – khử Xm+/X và Yn+/Y (trong đó EoXm+/X < EoYn+/Y) được tính theo công thức sau:
Sức điện động của pin (Eopin) tạo từ hai cặp oxi hóa – khử Xm+/X và Yn+/Y (trong đó EoXm+/X < EoYn+/Y) được tính theo công thức sau:
Eopin = EoYn+/Y – EoXm+/X.
Trong pin điện hóa Cu-Ag tại điện cực đồng xảy ra quá trình:
Trong pin điện hóa Cu-Ag tại điện cực đồng xảy ra quá trình oxi hóa Cu.
Trong pin điện hóa Zn-Cu bán phản ứng nào xảy ra ở cực âm của pin?
Trên cực âm (anode) của pin điện hóa xảy ra quá trình oxi hóa → trong pin điện hóa Zn – Cu, bán phản ứng xảy ra ở cực âm của pin là:
Zn → Zn2+ + 2e.
Đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện là acquy?
Xe ô tô điện sử dụng nguồn điện là acquy.
Phát biểu nào sau đây về pin nhiên liệu là không đúng?
Giá thành pin nhiên liệu cao vì cấu tạo phức tạp của pin (gồm các điện cực phủ xúc tác, lớp màng đặc biệt giữ hai điện cực, dung dịch trong pin,...) cũng như phải có bộ phận lưu trữ nhiên liệu đặc biệt là hydrogen.
Cho sức điện động chuẩn của pin được tạo bởi giữa Sn2+/Sn và Ag+/Ag là 0,937 V. Biết EoAg+/Ag = 0,799 V. Vậy EoSn2+/Sn có giá trị là:
Ta có:
Eopin = EoAg+/Ag – EoSn2+/Sn
⇒ EoSn2+/Sn = EoAg+/Ag – Eopin = 0,799 – 0,937 = –0,138 V
Cho biết thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử Mg2+/Mg; Zn2+/Zn; Cu2+/Cu; Ag+/Ag; Hg2+/Hg lần lượt là –2,356 V; –0,763 V; 0,340 V; 0,799 V và 0,854 V. Eopin = 3,210 V là suất điện động chuẩn của pin nào trong số các pin sau?
Ta có:
EoZn−Ag = EoAg+/Ag − EoZn2+/Zn = 0,799 − (−0,763) = 1,562 V
EoMg−Zn = EoZn2+/Zn − EoMg2+/Mg = − 0,763 − (−2,356) = 1,593 V
EoZn−Hg = EoHg2+/Hg − EoZn2+/Zn = 0,854 − (−0,763) = 1,617 V
EoMg−Hg = EoHg2+/Hg − EoMg2+/Mg = 0,854 − (−2,356) = 3,210 V
Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin Galvani?
Có thể tạo ra pin Galvani dựa trên nguyên tắc: Pin tạo bởi hai điện cực kim loại khác nhua tiếp xúc cùng một dung dịch chất điện li.
→ Trường hợp có pin Galvani là: Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối.
Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Galvani Cu-Ag, nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào?
Quá trình hoạt động của pin Cu-Ag :
Cu → Cu2+ + 2e → tăng nồng độ ion Cu2+.
Ag+ + 1e → Ag → giảm nồng độ ion Ag+.