Nguyên liệu để điều chế xà phòng là: mỡ động vật và dầu thực vật là những ester của glycerol và các acid béo.
Nguyên liệu để điều chế xà phòng là: mỡ động vật và dầu thực vật là những ester của glycerol và các acid béo.
Cho phân tử chất giặt rửa tổng hợp sau: CH3[CH2]10CH2OSO3–Na+.
Phần kị nước trong phân tử trên là
Phần ưa nước: –OSO3–Na+.
Phần kị nước: CH3[CH2]10CH2–.
Một sinh viên thực hiện thí nghiệm tổng hợp xà phòng từ dầu dừa (chất béo) và NaOH thu được hỗn hợp X gồm xà phòng, nước và glycerol. Hãy đề xuất phương pháp tách xà phòng ra khỏi hỗn hợp X.
Phương pháp tách xà phòng ra khỏi hỗn hợp X là cho thêm muối ăn vào hỗn hợp X, do xà phòng rất ít tan trong nước muối, vì vậy chúng sẽ nổi lên thành một lớp đông đặc ở phía trên.
Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì
Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng (nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+) vì tạo ra kết tủa là các muối calcium, magnesium của các acid béo, bám lên bề mặt vải, ảnh hưởng đến chất lượng vải, đồng thời làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng.
Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm
Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là dùng được với nước cứng vì không bị kết tủa bởi các ion Ca2+ và Mg2+.
Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất?
Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng dung dịch xà phòng.
Xà phòng hóa hoàn toàn một triester X bằng dung dịch NaOH thu được 92 gam glycerol và 91,2 gam muối của một acid béo B. Chất B là
Ta có: nNaOH = 3nGlycerol = 0,3 mol
ntriester = nGlycerol = 0,1 mol
nMuối = 0,3 mol ⇒ Mmuối = = 304 g/mol
⇒ Macid béo = 304 – 22 = 282 (C17H33COOH)
Vậy acid béo là oleic acid.
Không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng quần áo ngâm xà phòng vì
Trong xà phòng luôn có một lượng xút dư, các muối sodium của các acid béo bị thủy phân tạo ra môi trường kiềm có thể ăn mòn nhôm.
Xà phòng hoá hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam potasium stearate. Giá trị của m là
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5
n(C17H35COO)3C3H5 = = 0,2 (mol)
nC17H35COOK = 3.n(C17H35COO)3C3H5 = 3.0,2 = 0,6 mol
⇒ m = 0,6.322 = 193,2 (gam)
Nguyên nhân nào làm cho bồ kết có khả năng giặt rửa?
Bồ kết có khả năng giặt rửa vì bồ kết có những chất có cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi dài không phân cực.
Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?
Thành phần chính của xà phòng là muối sodium (hoặc potassium) của acid béo.
Nhận định đúng là:
- Chất tẩy trắng tẩy màu bằng phản ứng oxi hóa - khử còn xà phòng nhờ ra năng rửa trôi vết bẩn.
- Chất giặt rửa làm sạch nhờ khả năng rửa trôi.
- Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp tan tốt trong nước nhờ có 1 đầu ưa nước, còn đầu còn lại kị nước.
Phát biểu nào sau đây là sai?
Thành phần chính của xà phòng là muối sodium hoặc potasium của acid béo.
Chỉ số acid là số miligam KOH cần để trung hoà acid béo tự do có trong 1 g chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg chất béo (giả sử có thành phần là triolein) có chỉ số acid bằng 7 cần 14,1 kg potasium hydroxide. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng muối thu được.
Chất béo có công thức (C17H33COO)3C3H5 tác dụng với kiềm :
(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H33COOK + C3H5(OH)3 (1)
Phản ứng trung hoà acid:
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O (2)
mKOH = 14100 g ⇒ nKOH = 251,786 (mol)
Số gam KOH để trung hoà acid béo là 700 gam ứng với số mol KOH là 12,5 mol.
Theo (2): nRCOOH = nKOH = 12,5 mol
nH2O = nRCOOH = 12,5 mol ⇒ mH2O = 12,5.18 = 225 (g)
Số mol KOH tham gia phản ứng (1) là:
251,786 – 12,5 = 239,286 (mol)
nglycerol sinh ra = .nKOH =
= 79,762 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối = mchất béo + mKOH – mnước – mglycerol
= 100000 + 14100 – 225 – 79,762.92
= 106536,896 (g)
= 106,54 kg.
Trong thành phần của xà phòng và của chất giặt rửa thường có một số ester. Vai trò của các ester này là
Vì ester có mùi thơm đặc trưng nên được sử dụng làm hương liệu cho các sản phẩm công nghiệp.
Tính khối lượng muối dùng để sản xuất xà phòng thu được khi cho 100 kg một loại mỡ chứa 50% tristearin; 30% triolein và 20% tripalmitin tác dụng với sodium hydroxide vừa đủ (giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%).
Phản ứng của các chất với dung dịch NaOH:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
(C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
Ta có:
m(C17H35COO)3C3H5 = 100.1 000.50% = 50 000 (g)
⇒ n(C17H35COO)3C3H5 = = 56,18 (mol)
m(C17H33COO)3C3H5 = 30 000 (g)
⇒ n(C17H33COO)3C3H5 = 33,94 (mol)
m(C15H31COO)3C3H5 = 20000 (g)
⇒ n(C15H31COO)3C3H5 = 24,81 (mol)
Từ phương trình phản ứng ta có:
nC17H35COONa = 3n(C17H35COO)3C3H5
nC17H33COONa = 3n(C17H33COO)3C3H5
nC15H31COONa = 3n(C15H31COO)3C3H5
Khối lượng muối thu được là:
mmuối = mC17H35COONa + mC17H33COONa + mC15H31COONa
= 3.(56,18.306 + 33,94.304 + 24,81.278)
= 103218,06 (g) = 103,2 (kg).
Xà phòng được điều chế bằng cách nào?
Xà phòng được điều chế bằng cách thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
nNaOH = 3nglycerol ⇒ nglycerol = 0,02 mol
Bảo toàn khối lượng:
mxà phòng = mchất béo + mNaOH – mglycerol
= 17,24 + 0,06. 40 – 0,02. 92
= 17,8 gam
Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72 % khối lượng sodium stearate?
Khối lượng của natri stearat là :
mC17H35COONa = = 0,72 tấn = 720 kg
⇒ nC17H35COONa = =
kmol
Phương trình hóa học:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Theo phương trình ta có:
n(C17H35COO)3C3H5 = nNaOH =
.
=
kmol
⇒ m(C17H35COO)3C3H5 = 890. = 698,04 kg
Lượng tristearin chiếm 89% khối lượng chất béo, nên lượng chất béo cần dùng là:
m = = 784,3 kg
Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là
Các chất giặt rửa có các phân tử luôn có phần ưa nước và kị nước giống như các muối của acid béo trong xà phòng.