Luyện tập Thế điện cực chuẩn của kim loại CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Cặp oxi hóa - khử có thế điện cực chuẩn dương

    Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử nào sau đây có giá trị dương?

    Hướng dẫn:

    EoNa+/Na = –2,713 V

    EoAl3+/Al = –1,676 V

    EoCu2+/Cu =  0,340 V

    EoMg2+/Mg = –2,356 V

  • Câu 2: Nhận biết
    Kim loại có tính khử mạnh nhất

    Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

    Hướng dẫn:

    So sánh:

    EoMg2+/Mg = –2,356 < EoAl3+/Al = –1,676 V < EoFe2+/Fe = –0,440 V < EoCu2+/Cu = 0,340 V 

    ⇒ Kim loại Mg có tính khử mạnh nhất và ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh nhất.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Xác định các chất trong dung dịch Y

    Ngâm Cu dư vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X, sau đó ngâm Fe dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Dung dịch Y gồm:

    Hướng dẫn:

    Cho Cu dư vào AgNO3:

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

    → Dung dịch X là Cu(NO3)2.

    Ngâm sắt dư vào dung dịch X:

    Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

    → Dung dịch Y là Fe(NO3)2.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định hiện tượng xảy ra

    Hiện tượng xảy ra khi cho một đinh sắt vào dung dịch copper(II) sulfate là:

    Hướng dẫn:

    EoFe2+/Fe = –0,440 V < EoCu2+/Cu = 0,340 V

    → Fe phản ứng được với dung dịch CuSO4.

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    Hiện tượng xảy ra: Đinh sắt tan dần do tác dụng với dung dịch CuSO4 tạo muối FeSO4 không màu nên dung dịch CuSO4 ban đầu có màu xanh sau đó nhạt dần, kim loại đồng sinh ra bám trên đinh sắt.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định các dung dịch xảy ra phản ứng

    Ngâm lá nickel vào các dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Các dung dịch có xảy ra phản ứng là

    Hướng dẫn:

    Có phản ứng hóa học xảy ra khi: EoNi2+/Ni < Eooxh/khử

    → Dựa vào bảng thế điện cực chuẩn ta thấy các dung dịch CuSO4 và Pb(NO3)2 xảy ra phản ứng.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho 11,2 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}=\frac{11,2}{56}=0,2\;(\mathrm{mol})

             Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

    mol: 0,2               →                0,2

    mCu = 0,2.64 = 12,8 gam

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính giá trị của m

    Cho hỗn hợp bột gồm 0,54 gam Al và 0,56 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,1 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết: EoFe3+/Fe2+ < EoAg+/Ag)

     
    Hướng dẫn:

    nAl = 0,02 mol; n­Fe = 0,01 mol; nAgNO3 = 0,03 mol

    Ta thấy ne Al cho tối đa = 0,02.3 = 0,06 > ne Ag+ nhận tối đa = 0,03

    ⇒ Ag+ phản ứng hết, Al dư, Fe chưa phản ứng.

    nAl phản ứng = \frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Ag}^+}}3 = \frac{0,03}3 = 0,01 (mol)

    ⇒ mchất rắn = mAg + mAl dư + mFe

                       = 0,03.108 + (0,02 – 0,01).27 + 0,56

                       = 4,07 gam

  • Câu 8: Nhận biết
    Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Ag+/Ag

    Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Ag+/Ag là

    Hướng dẫn:

    Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp Ag+/Ag là 0,799 V.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định hai kim loại X, Y

    X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là:

    Hướng dẫn:

    Hai kim loại X, Y lần lượt là Fe, Cu vì:

    Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

    Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tìm nhận định đúng

    Biết EoAg+/Ag = +0,799 V, EoFe3+/Fe2+ = 0,771 V. Vậy nhận định nào sau đây đúng?

    Hướng dẫn:

    Dựa vào Eo ta có thể viết phương trình phản ứng:

    Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag↓

    → Ion Fe2+ bị oxi hóa bởi Ag+.

  • Câu 11: Vận dụng
    Kim loại khử được cả 4 dung dịch muối đã cho

    Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3­, CuCl2, Al2(SO4)3. Kim loại khử được cả 4 dung dịch muối đã cho là

    Hướng dẫn:

    EoMg2+/Mg = –2,356 V, EoAl3+/Al = –1,676 V, EoZn2+/Zn = –0,763 V, EoFe2+/Fe = –0,440 V, EoCu2+/Cu = 0,340 V, EoAg+/Ag = 0,799 V.

    Ta thấy: EoMg2+/Mg < EoAl3+/Al, EoZn2+/Zn, EoAg+/Ag, EoCu2+/Cu.

    → Kim loại Mg khử được cả 4 dung dịch muối đã cho.

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định các phát biểu đúng

    Thế điện cực chuẩn của cặp M+/M (M là kim loại) bằng –3,040 V. Những phát biểu liên quan đến cặp oxi hoá – khử M+/M nào sau đây là đúng?

    (a) M là kim loại có tính khử mạnh.

    (b) Ion M+ có tính oxi hoá yếu.

    (c) M là kim loại có tính khử yếu.

    (d) Ion M+ có tính oxi hoá mạnh.

    Hướng dẫn:

    Những phát biểu đúng là: (a), (b).

    Thế điện cực chuẩn của cặp M+/M (M là kim loại) bằng –3,040 V đây là giá trị tương đối thấp với cặp oxi hóa – khử của kim loại, chứng tỏ tính khử của kim loại M mạnh, tính oxi hóa của ion M+ yếu.

  • Câu 13: Nhận biết
    Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng

    Chọn từ còn thiếu điền vào chỗ trống để tạo thành câu đúng: 

    Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử càng lớn thì tính khử của dạng khử càng ...(1)..., tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng ...(2)... và ngược lại.

    Hướng dẫn:

    Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử càng lớn thì tính khử của dạng khử càng yếu, tính oxi hóa của dạng oxi hóa càng mạnh và ngược lại.

  • Câu 14: Vận dụng
    Xác định phản ứng không xảy ra

    Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ở điều kiện chuẩn?

    Hướng dẫn:

    EoFe2+/Fe = –0,440 < EoNi2+/Ni = –0,257 nên Ni2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+, Fe có tính khử mạnh hơn Ni. Vậy ở điều kiện chuẩn, phản ứng này không thể xảy ra.

  • Câu 15: Vận dụng
    Tìm kết luận sai

    Cho 0,675 gam Al tác dụng với 150 ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,5 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Kết luận nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    nAl = 0,025 mol; nFe(NO3)3 = 0,075 mol; nCu(NO3)2 = 0,075 mol

    Ta có: EoAl3+/Al < EoFe2+/Fe < EoCu2+/Cu < EoFe3+/Fe2+

    Ta thấy: ne Al cho tối đa = 0,025.3 = 0,075 = ne Fe3+ nhận tạo Fe2+

    ⇒ Al phản ứng vừa đủ với Fe3+ tạo thành Al3+ và Fe2+.

    ⇒ Sau phản ứng không thu được chất rắn.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Tính số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng

    Cho các kim loại: Au, Al, Cu, Ag, Zn. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

    Hướng dẫn:

    Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng khi có:

    Eooxh/khử < Eo2H+/H2

    Dựa vào bảng thế điện cực chuẩn ta thấy các kim loại thỏa mãn là: Al và Zn.

  • Câu 17: Nhận biết
    Cặp oxi hóa - khử có thế điện cực bằng 0

    Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử nào sau đây bằng 0?

    Hướng dẫn:

    Thế điện cực chuẩn của cặp 2H+/H2 nào sau đây bằng 0.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Dãy các ion sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa

    Dãy các ion sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là

    Hướng dẫn:

    So sánh:

    EoFe2+/Fe = –0,440 V < EoCu2+/Cu = 0,340 V < EoFe3+/Fe2+ = 0,771 V < EoAg+/Ag = 0,799 V

    ⇒ Dãy các ion sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là: Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.

  • Câu 19: Vận dụng
    Tìm kết luận đúng

    Cho 2 phản ứng sau :

    Cu + 2FeCl3 →CuCl2 + 2FeCl2   (1)

    Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu           (2)

    Kết luận nào dưới đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu → tính oxi hóa của ion Cu2+ > Fe2+.

    Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 → tính oxi hóa của ion Fe3+ > Cu2+.

    → Dãy sắp xếp tính oxi hóa giảm dần là Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.

  • Câu 20: Nhận biết
    Điều kiện chuẩn

    Điều kiện chuẩn có nồng độ ion kim loại trong dung dịch và nhiệt độ là

    Hướng dẫn:

    Điều kiện chuẩn có nồng độ ion kim loại trong dung dịch và nhiệt độ là: 1 M và 25oC.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo