Luyện tập Peptide, protein và enzyme CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Tính giá trị gần nhất của m

    Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptide Ala-Gly-Gly và tetrapeptide Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala-Gly; 0,05 mol Gly-Gly; 0,1 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2 M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là

    Hướng dẫn:

    nNaOH = 1 (mol)

    Bảo toàn Gly: nGly = 0,15 + 0,05.2 + 0,1 = 0,35 (mol)

    Gọi số mol của Ala-Gly-Gly và Ala-Ala-Ala-Gly lần lượt là x, y. Ta có hệ phương trình:

    \left\{\begin{array}{l}203\mathrm x\;+\;288\mathrm y\;=\;63,5\\2\mathrm x\;+\;\mathrm y\;=\;0,35\end{array}\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm x\;=\;0,1\\\mathrm y\;=\;0,15\end{array}ight.ight.

    nNaOH cần dùng = 0,1.3 + 0,15.4 = 0,9 < 1 → NaOH dư.

    ⇒ nH2O = 0,1 + 0,15 = 0,25 (mol)

    Bảo toàn khối lượng:

    63,5 + 1.40 = m + 0,25.18

    ⇒ m = 99 (gam)

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam Gly-Gly, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nGly-Gly = \frac{6,6}{132} = 0,05 (mol)

    Bảo toàn nguyên tố C:

    nCO2 = 4nGly-Gly = 0,2 (mol)

    ⇒ nCaCO3↓ = nCO2 = 0,2 (mol)

    ⇒ mCaCO3↓ = 0,2.100 = 20 (gam)

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính số mắt xích alanine trong phân tử A

    Protein A có khối lượng phân tử là 50000 amu. Thủy phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanine. Số mắt xích alanine trong phân tử A là

    Hướng dẫn:

    100 gam A → 33,998 gam alanine.

    50000 gam A → a gam alanine.

    ⇒ a = \frac{50000.33,998}{100} = 16999 (g)

    Số mắt xích alanine có trong 1 phân tử A là:

    \frac{16999}{89} = 191 (mắt xích)

  • Câu 4: Nhận biết
    Thuốc thử được dùng để phân biệt

    Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:

    Hướng dẫn:

    Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là: Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

    Gly-Ala-Gly có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất tan trong nước có màu tím đặc trưng.

    Gly-Ala không phản ứng và không có hiện tượng.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Chọn phát biểu sai về peptide và protein

    Khi nói về peptide và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

    Hướng dẫn:

    Các protein dạng hình sợi (keratin, finbroin,..), không tan trong nước. Các protein dạng hình cầu (albumin, hemoglobin,...) tan được vào nước và tạo thành các dung dịch keo.

  • Câu 6: Vận dụng
    Xác định peptide X

    Cho 13,32 gam peptide X do n gốc alanine tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường acid thu được 16,02 gam alanine duy nhất. X thuộc loại nào?

    Hướng dẫn:

    nAla = \frac{16,02}{89} = 0,18 mol

    X: (Ala)n → nAla

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm X}=\frac{{\mathrm n}_{\mathrm{Ala}}}{\mathrm n}=\frac{0,18}{\mathrm n}\Rightarrow{\mathrm M}_{\mathrm X}=\frac{13,32}{\frac{0,18}{\mathrm n}}=74\mathrm n

    ⇒ 74n = 89n − (n − 1).18

    ⇒ n = 6 

    Vậy X là hexapeptide.

  • Câu 7: Nhận biết
    Protein có trong lòng trắng trứng

    Protein nào sau đây có trong lòng trắng trứng?

    Hướng dẫn:

    Albumin là protein có trong lòng trắng trứng.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định khối lượng phân tử của hexapeptide

    Hexapeptide có tên gọi Ala-Gly-Ala-Gly-Gly-Val có khối lượng phân tử là

    Hướng dẫn:

    MAla-Gly-Ala-Gly-Gly-Val = 89.2 + 75.3 + 117 – 5.18 = 430

  • Câu 9: Thông hiểu
    Xác định các phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau về protein:

    (1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

    (2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.

    (3) Protein bền đối với nhiệt, đối với acid và kiềm.

    (4) Protein có thể bị đông tụ bởi ethanol.

    Những phát biểu đúng là:

    Hướng dẫn:

    (1) đúng.

    (2) sai. Trong tất cả cá sinh vật sống đều có protein.

    (3) sai. Protein bị đông tụ khi đun nóng, trong môi tường acid hoặc kiềm.

    (4) đúng. 

  • Câu 10: Nhận biết
    Đặc điểm có ở enzyme

    Đặc điểm nào dưới đây có ở enzyme?

    Hướng dẫn:

    - Enzyme được cấu tạo từ protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học và sinh hóa.

    - Xúc tác enzyme thường có tính chọn lọc cao: mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hay một số phản ứng sinh hóa nhất định.

    - Bản chất enzyme là protein nên rất dễ bị biến tính bởi nhiệt độ.

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Thủy phân 21,9 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    MGly-Ala = 75 + 89 –18 = 146

    nGly-Ala = \frac{21,9}{146} = 0,15 (mol)

    m = mGly-Na + mAla-Na = 0,15.(97 + 111) = 31,2 gam

  • Câu 12: Nhận biết
    Chất thu được khi thủy phân đến cùng protein

    Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các

    Hướng dẫn:

    Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các α-amino acid.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tìm nhận định sai về protein

    Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào sai?

    Hướng dẫn:

    Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Xác định tên gọi của peptide

    Tên gọi nào sau đây là của peptide: H2N–CH2–CONHCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH?

    Hướng dẫn:

    Tên gọi của peptide là: Gly-Ala-Ala.

  • Câu 15: Nhận biết
    Số dipeptide tối đa tạo thành

    Số dipeptide tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm glycine và valine là

    Hướng dẫn:

    Từ glycine và valine có thể tạo ra các dipeptide là: Gly-Gly, Gly-Val, Val-Gly và Val-Val.

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính giá trị của m

    Cho 15 gam glycine tác dụng vừa đủ với 8,9 gam alanine thu được m gam hỗn hợp tripeptit mạch hở. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    nAla = 0,1 mol; nGly = 0,2 mol

    3 amino acid → Tripeptide + 2H2O

    ⇒ nH2O = \frac{2{\mathrm n}_{\mathrm{amino}\;\mathrm{acid}}}3 = 0,2 (mol)

    ⇒ mtripeptide = mamino acid – mH2O

                        = 15 + 8,9 – 0,2.18 = 20,3 (g)

  • Câu 17: Thông hiểu
    Khi nấu canh cua thấy các màng "gạch cua" nổi lên

    Khi nấu canh cua thấy các mảng "gạch cua" nổi lên là do

    Hướng dẫn:

    Gạch cua có thành phần chính là protein, mà tính chất của protein là khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị đông tụ lại.

    → Gạch cua nổi lên là do sự đông tụ protein.

  • Câu 18: Thông hiểu
    Hiện tượng quan sát được ở hai ống nghiệm

    Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ nhất được vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc; cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít Cu(OH)2 trong kiềm. Hiện tượng quan sát được là:

    Hướng dẫn:

    Ống nghiệm thứ nhất: Cho thêm dung dịch HNO3 đậm đặc vào lòng trắng trứng xuất hiện kết tủa màu vàng. Do trong lòng trắng trứng chứa nhóm –C6H4–OH của gốc amino acid trong protein đã phản ứng với HNO3 tạo hợp chất –C6H2(NO2)2(OH)↓ vàng.

    Ống nghiệm thứ hai: Cho thêm Cu(OH)2/NaOH vào lòng trắng trứng, xảy ra phản ứng màu biuret, tạo thành dung dịch có màu tím đặc trưng.

  • Câu 19: Nhận biết
    Xác định hợp chất thuộc loại dipeptide

    Hợp chất nào sau đây thuộc loại dipeptide?

    Hướng dẫn:

    Dipeptide tạo thành từ sự kết hợp của 2 đơn vị α-amino acid với nhau.

    → Dipeptide là: H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH.

  • Câu 20: Nhận biết
    Xác định peptide không có phản ứng màu biuret

    Hãy cho biết loại peptit nào sau đây không có phản ứng biuret?

    Hướng dẫn:

    Trừ các dipeptide, các peptide còn lại có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất tan trong nước có màu tím đặc trưng, gọi là phản ứng màu biuret.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo