Luyện tập Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Trường hợp đinh sắt không bị ăn mòn

    Đinh sắt không bị ăn mòn trong trường hợp nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Đinh sắt trong không khí khô không bị ăn mòn.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của carbon trong mẫu thép

    Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,17353 lít khí CO2 (đkc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của carbon trong mẫu thép đó là

    Hướng dẫn:

     Bảo toàn nguyên tố C: nC (trong thép) = nCO2 = 0,007 mol 

    ⇒ %mC = \frac{0,007.12}{10}.100% = 0,84% 

  • Câu 3: Nhận biết
    Thép inox

    Thép inox là tên gọi của hợp kim nào?

    Hướng dẫn:

    "inox" là thuật ngữ chỉ các loại hợp kim không gỉ, thường là thép có chứa kim loại chromium.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa

    Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu?

    (1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.

    (2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

    (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

    (4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

    (5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2 M.

    (6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

    Hướng dẫn:

    Ăn mòn điện hóa là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hóa. Các thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:

    (1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.

    (2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

    (4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa

    Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

    Hướng dẫn:

    Ăn mòn điện hóa là quá trình ăn mòn kim loại do sự tạo thành pin điện hóa.

    → Thí nghiệm nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2 tạo ra pin điện hóa Fe-Cu nên xảy ra ăn mòn điện hóa.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính khối lượng quặng hematide

    Tính khối lượng quặng hematide chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được một tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%. 

    Hướng dẫn:

    Khối lượng Fe trong 1 tấn gang chứa 95% Fe là:

    mFe = 1.95% = 0,05 (tấn) = 950 (kg)

    Phản ứng sản xuất gang:

           3CO + Fe2O3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 3CO2 + 2Fe

    M:                 160                     2.56

    m:                 ? (kg)                950 (kg)

    Theo phương trình, khối lượng Fe2O3 cần là:

    mFe2O3 (lt) = \frac{950.160}{2.56} 2.56 ≈ 1357,1 (kg)

    Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng Fe2O3 ở thực tế là:

    mFe2O3 (tt) = \frac{1357,1.100}{80} ≈ 1696,4 (kg) 

    Khối lượng quặng hematide chứa 60% Fe2O3 là: \frac{1696,4}{60\%} ≈ 2827,4 (kg)

  • Câu 7: Nhận biết
    Đặc điểm nổi bật nhất của hợp kim nhôm

    Đặc điểm nổi bật nhất của hợp kim nhôm là

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm nổi bật nhất của hợp kim nhôm là nhẹ.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tính chất của hợp kim ứng dụng để chế tạo tên lửa, máy bay

    Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay?

    Hướng dẫn:

    Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao được ứng dụng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tìm nhận định đúng

    Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây là nhận định đúng?

    Hướng dẫn:

    Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang, thép luôn có một lớn nước có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển, tạo thành dung dịch chất điện li. Gang, thép có thành phần chính là sắt và carbon cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là anode (–) và carbon là cathode (+).

  • Câu 10: Nhận biết
    Khái niệm Ăn mòn kim loại

    Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do

    Hướng dẫn:

    Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

  • Câu 11: Nhận biết
    Xác định kim loại M

    Để bảo vệ vỏ tàu làm bằng thép phần ngâm trong nước biển, người ta hàn các khối kim loại M lên mặt ngoài của vỏ tàu. Kim loại M có thể là

    Hướng dẫn:

    Để bảo vệ vỏ tàu làm bằng thép phần ngâm trong nước biển, người ta hàn các khối kim loại kẽm lên mặt ngoài của vỏ tàu. Kết quả kẽm bị nước biển ăn mòn thay sắt trong thép.

  • Câu 12: Nhận biết
    Tìm phát biểu đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Hợp kim thường khó bị oxi hóa.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước

    Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch acid, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là

    Hướng dẫn:

    Fe bị phá hủy trước khi trong cặp kim loại, Fe có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn:

    Fe và Pb: sắt bị phá hủy trước.

    Fe và Zn: kẽm bị phá hủy trước.

    Fe và Sn: sắt bị phá hủy trước.

    Fe và Ni: sắt bị phá hủy trước.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học:

    (1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.

    (2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.

    (3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

    (4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá – khử.

    Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là: (1), (4).

    (2) sai vì kim loại tinh khiết vẫn có thể bị ăn mòn hoá học.

    (3) sai vì ăn mòn hóa học không phải là ăn mòn điện hóa.

  • Câu 15: Vận dụng
    Công thức hóa học của loại hợp kim

    Để xác định hàm lượng C trong một mẫu hợp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu. Công thức hoá học của loại hợp kim trên là

    Hướng dẫn:

    Đặt số mol Fe và C trong hợp kim lần lượt là x và y (mol).

    Vậy: mhợp kim = 56x + 12y

    Phản ứng xảy ra khi nung hợp kim này trong không khí:

           3Fe + 2O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} Fe3O4

    mol: x →  \frac{2x}3 

            C + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2

    mol: y → y

    Sau phản ứng có \frac{2x}3 mol O2 thêm vào và y mol C tách ra khỏi chất rắn.

    Khối lượng tăng thêm là: \frac{2x}3.32 – 12y (gam)

    Theo đề ta có:

    \frac{\displaystyle\frac23\mathrm x.32-12\mathrm y}{56\mathrm x+12\mathrm y}.100\%=28,89\%

    ⇒ x : y = 3 : 1

    Vậy công thức hợp kim là Fe3C.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Cách để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn

    Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?

    Hướng dẫn:

    Đồng là kim loại hoạt động hóa học yếu hơn sắt nên khi gắn đồng với kim loại sắt, sắt bị ăn mòn → không sử dụng phương pháp này.

  • Câu 17: Vận dụng cao
    Tính thành phần phần trăm của Fe2O3 trong quặng

    Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematide (chứa Fe2O3) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 387,2 gam muối. Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe2O3 trong quặng là

    Hướng dẫn:

    \mathrm{CO}\;+\;{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3\;ightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm X\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{Fe}}_3{\mathrm O}_4\\\mathrm{FeO}\\{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3\\\mathrm{Fe}\end{array}ight.\xrightarrow{+{\mathrm{HNO}}_3}\mathrm{Fe}{({\mathrm{NO}}_3)}_3\\\mathrm Y\left\{\begin{array}{l}{\mathrm{CO}}_2\\\mathrm{CO}\end{array}ight.\xrightarrow{+\mathrm{NaOH}}\mathrm m\;\mathrm{tăng}\end{array}ight.

    Khối lượng bình NaOH tăng là khối lượng của CO2:

    ⇒ nCO2 = \frac{52,8}{44} = 1,2 (mol) 

    mFe(NO3)3 = \frac{387,2}{242} = 1,6 mol

    Bảo toàn nguyên tố Fe:

    ⇒ ∑nFe = nFe(NO3)3 = 1,6 (mol)

           3CO + Fe2O3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Fe + 3CO2

    mol: 1,2              ←                1,2

    Bảo toàn khối lượng:

    mquặng = mX + mCO2 – mCO phản ứng = 300,8 + 1,2(44 – 28) = 320 gam

    \Rightarrow\%{\mathrm m}_{{\mathrm{Fe}}_2{\mathrm O}_3}=\frac{128}{320}.100\%=40\%

  • Câu 18: Nhận biết
    Quá trình xảy ra trong ăn mòn điện hóa

    Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

    Hướng dẫn:

    Quá trình ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương → sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

  • Câu 19: Nhận biết
    Sự giống nhau của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học

    Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học đều

    Hướng dẫn:

    Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học đều xảy ra quá trình oxi hóa - khử.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học

    Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

    Hướng dẫn:

    Thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

    Phương trình hóa học:

    Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

    ⇒ Phản ứng không sinh ra kim loại bám vào Cu nên chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.

    Các thí nghiệm còn lại vừa là ăn mòn hóa học, vừa là ăn mòn điện hóa vì phản ứng tạo ra kim loại mới tạo cặp điện cực kim loại (Zn-Cu; Cu-Ag và Fe-Cu) cùng nhúng vào trong dung dịch chất điện li.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (40%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (20%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo