Luyện tập Vật liệu polymer CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm

    Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?

    Hướng dẫn:

    Tơ nitron (olon) có tính dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính số nhận định đúng

    Cho các nhận định sau:

    (1) Chất dẻo là vật liệu polymer có tính dẻo.

    (2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.

    (3) Polyethylene có cấu trúc phân nhánh.

    (4) Tơ polyamide kém bền trong môi trường kiềm.

    (5) Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi.

    (6) Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic.

    Số nhận định đúng là

    Hướng dẫn:

    Các phát biểu đúng là: (1), (4), (5), (6).

    (2) sai, vì tơ được chia thành 2 loại: tơ thiên nhiên và tơ hóa học (gồm tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp).

    (3) sai, vì polyethylene có cấu trúc không phân nhánh.

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tính tỉ lệ số mắt xích

    Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa styrene và buta-1,3-diene, thu được polymer X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3-diene và styrene trong loại polymer trên là

    Hướng dẫn:

    Phản ứng trùng hợp tổng quát:

    nCH2=CH–CH=CH2 + mCH2=CH–C6H5 → (–CH2–CH=CH–CH2–)n(–CH(C6H5)–CH2–)m

    Ta thấy polymer còn có phản ứng cộng Br2 vì mạch còn có liên kết đôi.

    Khối lượng polymer phản ứng được với 1 mol Br2:

    \frac{2,834.160}{1,731}  = 262

    Cứ một phân tử Br2 phản ứng với một liên kết C=C, khối lượng polymer chứa 1 liên kết đôi là:

    54n + 104m = 262.

    Vậy chỉ có nghiệm n = 1 và m = 2 phù hợp.

    Tỉ lệ buta-1,3-diene : styrene = 1 : 2.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính giá trị của k

    Cao su lưu hóa chứa khoảng 2%S. Biết cứ k mắt xích isoprene lại có một cầu nối -S-S- và S đã thay thế H trong nhóm -CH2- của cao su. Giá trị của k là:

    Hướng dẫn:

    Cứ k mắt xích (C5H8) + 2S:

    C5kH8k + 2S → C5kH8k – 2S2

    \%{\mathrm m}_{\mathrm S}=\frac{64}{68\mathrm k+(64-2)}.100\%=2\%\Rightarrow\mathrm k=46

  • Câu 5: Nhận biết
    Vật liệu được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

    Vật liệu nào sau đây được chế tạo từ polymer trùng ngưng?

    Hướng dẫn:

    Nylon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng hexamethylenediamine và adipic acid:

    nNH2[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH \xrightarrow{\mathrm t^\circ,\;\mathrm{xt},\;\mathrm p} (–NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO–) + nH2O

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC

    Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là:

    Hướng dẫn:

    Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là đốt thử vì khi đốt, da thật tạo mùi khét còn da giả không tạo mùi khét.

  • Câu 7: Nhận biết
    Công thức cấu tạo của poly(urea-formaldehyde)

    Poly(urea-formaldehyde) có công thức cấu tạo là

    Hướng dẫn:

    Poly(urea-formaldehyde) có công thức cấu tạo là (–NH–CO–NH–CH2–)n.

  • Câu 8: Nhận biết
    Tơ nylon-6,6

    Tơ nylon-6,6 thuộc loại

    Hướng dẫn:

    Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.

  • Câu 9: Nhận biết
    Thành phần chính trong cao su tự nhiên

    Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) được dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Polymer là thành phần chính trong cao su tự nhiên là

    Hướng dẫn:

    Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) được dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Polymer là thành phần chính trong cao su tự nhiên là polyisoprene.

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính tỉ lệ số mol acrylonitrile và buta-1,3-diene

    Khi tiến hành đồng trùng hợp acrylonitrile và buta-1,3-diene thu được một loại cao su buna-N chứa 15,73% N về khối lượng. Tỉ lệ số mol acrylonitrile và buta-1,3-diene trong cao su buna-N là:

    Hướng dẫn:

    nxCH2=CH–CH=CH2 + nyCH2=CHCN → [(–CH2–CH=CH–CH2–)x(–CH2–CHCN–)y]n

    \%\mathrm N=\frac{14\mathrm y.100\%}{54\mathrm x+53\mathrm y}=15,73\%\Rightarrow\frac{\mathrm y}{\mathrm x}=\frac32

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng gỗ cần dùng

    Cao su buna được sản xuất từ gỗ chứa 50% cenlulose theo sơ đồ:

    Cellulose \xrightarrow{(1)} glucose \xrightarrow{(2)} ethanol \xrightarrow{(3)} buta-1,3-diene \xrightarrow{(4)} cao su buna

    Hiệu suất của 4 giai đoạn lần lượt là 60%, 80%, 75% và 100%. Để sản xuất 1,0 tấn cao su buna cần bao nhiêu tấn gỗ?

     
    Hướng dẫn:

    Ta có sơ đồ:

    nC6H12O6→ 2nC2H5OH → nC4H6 → (–CH2–CH=CH–CH2)n

    ncao su buna = \frac1{54\mathrm n} 

    ⇒ ncellulose lí thuyết = \frac1{54}

    Hiệu suất của 4 giai đoạn lần lượt là 60%, 80%, 75% và 100% nên:

    ⇒ ncellulose thực tế = \frac{\displaystyle\frac1{54}}{60\%.80\%.75\%} = 0,05144 (mol)

    ⇒ mcellulose = 0,05144.162 = 8,333

    Loại gỗ trên chứa 50% cenlulose nên:

    ⇒ mgỗ = \frac{8,333}{50\%} = 16,67 tấn

  • Câu 12: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Phát biểu nào sau đây sai?

    Hướng dẫn:

    Trùng hợp caprolaptam thu được tơ capron.

  • Câu 13: Vận dụng
    Xác định polymer X

    Một polymer X được xác định có phân tử khối là 39062,5 amu với hệ số trùng hợp để tạo nên polymer này là 625. Polymer X là

    Hướng dẫn:

    Ta có:

    Mcao su = n.Mmắt xích ⇒ 39062,5 = 625.Mmắt xích

    ⇒ Mmắt xích = 62,5

    Vậy polymer X là (–CH2–CHCl–)n (PVC).

  • Câu 14: Vận dụng
    Tính hiệu suất của phản ứng trùng ngưng

    Thực hiện phản ứng trùng ngưng hỗn hợp 1,45 kg hexamethylendiamine và 1,825 kg adipic acid tạo nylon-6,6. Sau phản ứng thu được polymer… và 0,18 kg H2O. Hiệu suất phản ứng trùng ngưng là:

    Hướng dẫn:

    nH2N[CH2]6NH2 = \frac{1,45}{116} = 0,0125 kmol

    nHOOC[CH2]4COOH = \frac{1,825}{146} = 0,0125 kmol.

    nH2O = \frac{018}{18} = 0,01 kmol

    Phương trình phản ứng

    nH2N–[CH2]6–NH2 + nHOOC–[CH2]4COOH → (–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4CO–)n + 2H2O

    Từ phương trình ta thấy:

    nH2N[CH2]6NH2 p/ư = nHCOOC[CH2]4COOH p/ư = \frac12.nH2O = 0,005 (kmol)

    H% = \frac{0,005}{0,0125}.100% = 40%

  • Câu 15: Nhận biết
    Polymer được sử dụng làm chất dẻo

    Polymer nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?

    Hướng dẫn:

    Polyethylene là polymer được sử dụng làm chất dẻo.

  • Câu 16: Thông hiểu
    Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nylon, len, tơ tằm

    Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nylon, len, tơ tằm, vì:

    Hướng dẫn:

    Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nylon, len, tơ tằm, vì len, tơ tằm, tơ nylon có các nhóm (–CO–NH–) trong phân tử kém bền với nhiệt.

  • Câu 17: Thông hiểu
    Các loại tơ có nguồn gốc cellulose

    Các loại tơ có nguồn gốc cellulose là:

    Hướng dẫn:

    Các loại tơ có nguồn gốc cellulose là: tơ acetate, sợi bông, tơ visco.

  • Câu 18: Nhận biết
    Điều chế nhựa phenol-formaldehyde

    Nhựa phenol-formaldehyde được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch

    Hướng dẫn:

    Nhựa phenol-formaldehyde được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch HCHO trong môi trường acid.

  • Câu 19: Nhận biết
    Vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau

    Vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu kết dính là

    Hướng dẫn:

    Vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu kết dính là tơ keo dán.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai về vật liệu composite

    Phát biểu nào sau đây về vật liệu composite là sai?

    Hướng dẫn:

    Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, tạo nên vật liệu mới có tính chất vượt trội hơn so với vật liệu thành phần. Thành phần vật liệu composite gồm vật liệu nền (chủ yếu là polymer) và vật liệu cốt.

    Vật liệu cốt có vai trò đảm bảo cho composite có được đặc tính cơ học cần thiết. Vật liệu nền có vai trò đảm bảo cho các thành phần cốt của composite liên kết với nhau nhằm tạo ra tính nguyên khối và thống nhất cho composite.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 4 lượt xem
Sắp xếp theo