Luyện tập Nước cứng và làm mềm nước cứng CD

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Đun nước cứng lâu ngày, trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn

    Đun nước cứng lâu ngày, trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là

    Hướng dẫn:

    Đun nước cứng lâu ngày, trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là CaCO3.

  • Câu 2: Nhận biết
    Làm mềm nước cứng vĩnh cửu

    Ðể làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta có thể dùng:

    Hướng dẫn:

    Ðể làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta có thể dùng Na3PO4:

    Ca2+ + PO43– → Ca3(PO4)2

    Mg2+ + PO43– → Mg3(PO4)2

  • Câu 3: Vận dụng cao
    Tính giá trị của V

    Trong một bể nước gia đình, người ta xử lí nước cứng vĩnh cửu bằng cách cho Ca(OH)2 vào bể nước. Biết rằng khi trích mẫu thử nghiên cứu thì người ta phân tích được trong nước có nồng độ các ion Ca2+ 0,004 M; Mg2+ 0,003 M và HCO3. Thể tích dung dịch Ca(OH)2 0,02 M vừa đủ để xử lí bể nước có thể tích 1000 lít nước cứng thành nước mềm là V lít. Coi như các phản ứng xảy ra hoàn toàn và kết tủa thu được gồm CaCO3 và Mg(OH)2. Giá trị của V là

    Hướng dẫn:

    Xét 1 lít nước cứng cần xử lí ta có: nCa2+ = 0,004 mol và nMg2+ = 0,003 mol.

    Giả sử số mol Ca(OH)2 cần dùng vừa đủ để xử lí 1 lít nước cứng là x (mol).

    Khi đó ta có: nCa2+ = x + 0,004 mol; nOH = 2x, nMg2+ = 0,03 mol

               Mg2+ + 2OH- ⟶ Mg(OH)2

    mol: 0,003 ⟶ 0,006 

               HCO3 +  OH  ⟶  CO32– + H2O

    mol:         (2x – 0,006) ⟶ (2x – 0,006)

                Ca2+   +     CO32– ⟶ CaCO3

    mol: (x + 0,004) (2x – 0,006)

    Lượng Ca(OH)2 cần dùng vừa đủ:

    nCa2+ = nCO32− ⇒ x + 0,004 = 2x − 0,006 ⇒ x = 0,01 (mol) 

    Ta có thể tích dung dịch Ca(OH)2 cần dùng vừa đủ để xử lí 1 lít nước cứng là:

    V1 = \frac{0,01}{0,02} = 0,5 lít.

    Vậy thể tích dung dịch Ca(OH)2 cần dùng vừa đủ để xử lí 1000 lít nước cứng là:

    V = 0,5.1000 = 500 lít.

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính khối lượng Na2CO3 cần dùng

    Trong thể tích nước cứng có chứa 6.10–5 mol CaSO4 cần số gam Na2CO3 đủ làm mềm thể tích nước đó là:

    Hướng dẫn:

    Phản ứng: Na2CO3 + CaSO4 → CaCO3 + Na2SO4

    Số mol Na2SO4 = số mol CaSO4 = 6.10–5 (mol)

    Khối lượng Na2CO3 cần dùng là:

    106 . 6.10–5 gam = 636.10–5 (gam) = 6,36 (mg)

  • Câu 5: Nhận biết
    Chất dùng để làm sạch cặn trong các dụng cụ đun

    Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng

    Hướng dẫn:

    Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng giấm để hòa tan các chất cặn (thường là CaCO3) ⇒ Dùng acid yếu để hòa tan CaCO3 nhưng không làm hư hại đến vật liệu làm ấm nước (do giấm ăn có tính acid).

  • Câu 6: Thông hiểu
    Xác định loại nước

    Nước có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3, SO42– và Cl gọi là

    Hướng dẫn:

    Loại nước trên là nước cứng có tính cứng toàn phần. Bao gồm tính cứng tạm thời (gây ra bởi Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2) và tính cứng vĩnh cửu (gây nên bởi các muối sulfate, chloride của calcium và magnesium).

  • Câu 7: Thông hiểu
    Hóa chất nhận biết 4 mẫu nước

    Có 4 mẫu nước chứa: nước mềm; nước cứng tạm thời; nước cứng vĩnh cửu; nước cứng toàn phần. Dùng các hóa chất nào dưới đây có thể nhận biết 4 mẫu nước trên?

    Hướng dẫn:

    Cách nhận biết: Khi đun nóng thì nước mềm và nước cứng vĩnh cửu không hiện tượng (nhóm 1) , nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần tạo kết tủa (nhóm 2).

    Ca(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaCO3↓ + CO2↑ + H2O

    Mg(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MgCO3↓ + CO2↑ + H2O

    Sau khi đun nóng thì nước cứng tạm thời chỉ còn H2O, nước cứng toàn phần chỉ chứa Ca2+, Mg2+, Cl, SO42–.

    Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch sau khi đun nóng của nhóm (1) thì nước mềm không hiện tượng, nước cứng vĩnh cửu tạo kết tuả. Khi cho Na2CO3 vào dung dịch sau khi đun nóng nhóm (2) thì nước cứng toàn phần tạo kết tủa.

    Ca2+ + CO32– → CaCO3 

    Mg2+ + CO32– → MgCO3

  • Câu 8: Nhận biết
    Nguyên tắc làm mềm nước cứng

    Nguyên tắc làm mềm nước cứng là

    Hướng dẫn:

    Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng phương pháp hóa học hoặc phương pháp trao đổi ion.

  • Câu 9: Nhận biết
    Khái niệm nước cứng

    Nước cứng là nước chứa nhiều cation

    Hướng dẫn:

    Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.

    Nước chứa ít hoặc không chứa Ca2+, Mg2+ được gọi là nước mềm.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính số phản ứng có thể làm giảm tính cứng của dung dịch

    Cho dung dịch Mg(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: HNO3, Ca(OH)2, Na2CO3, NaHSO4 dư. Khi đó số phản ứng có thể làm giảm tính cứng của dung dịch trên là

    Hướng dẫn:

    Các chất có thể giảm tính cứng là Ca(OH)2 và Na2CO3.

    Chú ý khi dùng Ca(OH)2 vừa đủ thì:

    Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → MgCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

  • Câu 11: Vận dụng
    Tìm biểu thức liên hệ

    Trong một cái cốc có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và c mol. Khi thêm V lít dung dịch Ca(OH)2 (nồng độ xM) để giảm độ cứng của nước là nhỏ nhất. Biểu thức liên hệ giữa V, a, b, x là: (biết giảm độ cứng của nước là làm giảm nồng độ của Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch)

    Hướng dẫn:

    Để độ cứng của nước là nhỏ nhất thì lượng Ca2+ và Mg2+ loại bỏ khỏi dung dịch càng nhiều càng tốt.

    Khi đó các chất phản ứng vừa đủ theo các phản ứng sau:

    Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O

    Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → MgCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O

    Do đó: nCa(OH)2 = nCa2+ + nMg2+ ⇒ V.x = a + b

  • Câu 12: Vận dụng
    Xác định loại nước còn lại trong cốc

    Một cốc nước có chứa các ion Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl (0,02 mol), HCO3 (0,1 mol), SO42− (0,01 mol). Đun sôi cốc trên đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc

    Hướng dẫn:

           2HCO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO32– + CO2 + H2O

    mol:     0,1   → 0,05

    Mg2+ + CO32– → MgCO3

    Ca2+ + CO32– → CaCO3

    Vì lượng CO32– không đủ để kết tủa hết ion Mg2+ hoặc Ca2+ nên trong dung dịch thu được sau phản ứng chứa Na+, Mg2+, Ca2+, Cl, SO42– đó là nước cứng vĩnh cửu.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính số mol Ca(OH)2 cần để làm mất hoàn toàn tính cứng

    Một dung dịch chứa các ion: 0,01 mol Ca2+; 0,02 mol Mg2+; 0,04 mol K+; 0,065 mol HCO3; 0,015 mol Cl và 0,02 mol NO3. Cần dùng bao nhiêu mol Ca(OH)2 để làm mất hoàn toàn tính cứng?

    Hướng dẫn:

    Gọi số mol Ca(OH)2 cần dùng là x mol:

    ⇒ Trong dung dịch chứa x + 0,01 mol Ca2+ và 0,02 mol Mg2+.

    ⇒ Cần dùng (x + 0,03) mol CO32– để kết tủa hoàn toàn ion Ca2+ và Mg2+.

                 HCO3 + OH → CO32− + H2O

    mol: x + 0,03 ← x + 0,03 ← x + 0,03

    ⇒ nOH cần dùng = 2nCa(OH)2

    ⇒ x + 0,03 = 2x

    ⇒ x = 0,03 mol

  • Câu 14: Nhận biết
    Tìm nhận định đúng

    Nhận định nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    - Nước cứng không gây ô nhiễm nguồn nước.

    - Nước ngầm chảy qua các vùng đất có khoáng vật calcite, gypsum, apatite,... sẽ hòa tan nhiều hợp chất của calcium, magnesium và trở thành nước cứng.

    - Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

    - Đun nóng chỉ làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi

    Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì

    Hướng dẫn:

    Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì các muối hydrogencarbonate của Mg và Ca bị phân hủy bởi nhiệt để tạo kết tủa.

    Ca(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CaCO3 + CO2 + H2O

    Mg(HCO3)2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} MgCO3 + CO2 + H2O

  • Câu 16: Vận dụng
    Tính thể tích dung dịch Na2CO3 0,2 M cần lấy

    Phân tích một mẫu nước cứng thấy có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl, HCO3; trong đó nồng độ Cl là 0,006 M và của HCO3– là 0,01 M. Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,2 M để chuyển 1 lít nước cứng trên thành nước mềm? (Coi nước mềm là nước không chứa các ion Ca2+, Mg2+)

    Hướng dẫn:

    nCl = 0,006 mol; nHCO3 = 0,01 mol

    Bảo toàn điện tích → nCa2+ + nMg2+ = 0,008 (mol)

    ⇒ nNa2CO3 = 0,008 ⇒ Vdd = \frac{0,008}{0,2} = 0,,4 (l) = 40 (ml)

  • Câu 17: Thông hiểu
    Các chất đều có khả năng làm mềm nước có tính cứng tạm thời
     Các chất nào sau đây đều có khả năng làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
    Hướng dẫn:

    Có thể làm mềm nước cứng tạm thời là những chất hòa vào nước để kết hợp với ion Ca2+ , Mg2+ thành các chất kết tủa không tan trong nước.

    Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O

    Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaHCO3

  • Câu 18: Thông hiểu
    Xác định các phát biểu đúng

    Cho các phát biểu về tính cứng của nước như sau:

    (1) Đun sôi nước ta chỉ loại được độ cứng tạm thời.

    (2) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.

    (3) Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước.

    (4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.

    Những phát biểu đúng là

    Hướng dẫn:

    (1) đúng.

    (2) đúng.

    (3) sai, dùng HCl thì không loại bỏ được ion Ca2+ và Mg2+.

    (4) đúng.

  • Câu 19: Thông hiểu
    Tìm phát biểu sai

    Cho các các phát biểu sau về phương pháp trao đổi ion, phát biểu nào sai?

    Hướng dẫn:

    Phương pháp trao đổi ion làm giảm được cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

  • Câu 20: Nhận biết
    Nước cứng không gây ra tác hại

    Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

    Hướng dẫn:

    Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống và sản xuất:

    - Ống dẫn nước, nồi hơi sử dụng nước cứng lâu ngày sẽ bị đóng cặn (thành phần chính là CaCO3 và MgCO3). Lớp cặn này làm giảm lưu lượng nước trong ống dẫn, làm hỏng thiết bị, làm tiêu hao thêm nhiên liệu khi đun nóng nồi hơi, thậm chí có thể gây ra nổi nồi hơi.

    - Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng, làm hại quần áo.

    - Nước cứng làm giảm hương vị của trà khi pha và của thực phẩm khi nấu.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (35%):
    2/3
  • Thông hiểu (35%):
    2/3
  • Vận dụng (25%):
    2/3
  • Vận dụng cao (5%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 1 lượt xem
Sắp xếp theo