Câu 1. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Những nội dung mà bạn HS dự định tóm tắt chưa bao quát được nội dung của văn bản.
- Cần sửa các nội dung:
- Thêm ý: Nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng.
Câu 2.
- Chủ đề: Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới”. Lần đầu tiên “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó”, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên “cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” hồi bấy giờ.
- Mục đích: bàn luận về phong trào thơ mới.
- Bố cục gồm 3 phần:
- Tóm tắt: Mở đầu văn bản Hoài Thanh đề cập đến cái khó khăn trên con đường đi tìm tinh thần trong thơ mới. Đồng thời, tác giả nhận diện thơ mới và thơ cũ một cách khái quát nhất. Sau đó là phân tích cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi” cá nhân. Cái “tôi” xuất hiện trở nên xa lạ vì tất cả đã quá quen thuộc với cái “ta” chung. Cái tôi xuất hiện bởi với những cái tên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử... lúc bây giờ cũng đi vào bế tắc, mất niềm tin khi đứng trước bối cảnh thời đại. Những nhà thơ mới họ tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng việt. Họ tìm vào quá khứ, vào dĩ vãng để quên đi hiện tại bi thương.
Xác định chủ đề, bố cục và tóm tắt văn bản “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”.
Gợi ý:
- Chủ đề: Tiếng nói có vai trò quan trọng đối với một dân tộc, chính vì vậy cần bảo vệ, giữ gìn và khiến nó ngày càng phát triển.
- Bố cục gồm 3 phần:
- Tóm tắt:
Một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp. Và tiếng Việt rất giàu có chứ không hề nghèo nàn như nhiều người vẫn than phiền. Chính vì vậy, cần học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.