Đọc các đề bài trong SGK và trả lời câu hỏi:
Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triển khai.
Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự logic. Lập dàn ý giúp người viết không bỏ những ý quan trọng, đồng thời loại bỏ những ý không cần thiết.
- Đề 1: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể xác định được hai luận điểm:
- Đề 2: Dựa vào bài học ở phần Văn học để xác định tâm sự và diễn biến của nhà thơ.
- Đề 3: Vẻ đẹp của cảnh thu và tình thu…
Tổng kết:
1. Phân tích đề:
- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh.
2. Lập dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu về Lê Hữu Trác, tác phẩm Thượng kinh kí sự.
2. Thân bài:
a. Quang cảnh
- Đường vào phủ:
- Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, bàn ghế, đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Mâm vàng chén bạc, toàn đồ ăn toàn của ngon vật lạ.
- Nội cung: 5 - 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.
⇒ Phủ chúa vô cùng xa hoa tráng lệ. Nhưng không khí trong phủ chúa là một không khí ngột ngạt tù đọng.
b. Cách sinh hoạt
- Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói hết.
- Người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyền chỉ chuyên việc truyền mệnh… Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít.
- Những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kỵ húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc….
- Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc…
⇒ Phủ chúa là chốn uy quyền tối thượng với cung cách sống lễ nghi, khuôn phép tạo nên không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt.
⇒ Hiện thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị hiện thực trong tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh.
1. Phân tích đề
- Vấn đề nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.
- Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Bánh trôi nước, Tự tình (Bài II)
2. Lập dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương, khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc.
2. Thân bài:
- Sử dụng thể thơ của dân tộc: thơ Nôm.
- Sử dụng các từ ngữ thuần Việt:
- Sử dụng các biện pháp tu từ:
3. Kết bài:
Khẳng định lại tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.