- Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977), xuất thân trong một gia đình quan lại Nho học thất thế.
- Quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
- Trước Cách mạng tháng Tám, ông vừa dạy học vừa viết văn.
- Nguyễn Công Hoan bắt đầu sáng tác truyện năm 1920, nhưng tài năng được khẳng định thực sự phải đến khi xuất bản Kép Tư Bền (1935) - đây là một tập truyện ngắn vô cùng đặc sắc được dư luận hoan nghênh. Tập truyện này đã làm nảy sinh cuộc tranh luận giữa hai luồng quan điểm trái chiều: “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”.
- Sau cách mạng, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực báo chí, văn học.
- Nguyễn Công Hoan được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa đầu tiên (1957 - 1958).
- Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm của ông gồm có hơn 20 tiểu thuyết, hơn 200 truyện ngắn, đặc biệt sở trường về truyện ngắn trào phúng phê phán mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến đương thời.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập truyện ngắn gồm Kép Tư Bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937), Đào kép mới (1937)...; Tiểu thuyết gồm Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938)...
- Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25 tháng 3 năm 1939.
- Truyện nhằm vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.
Gồm 3 phần:
Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng tập trung để lên sân vận động để bóng đá. Người dân không ai muốn đi. Người chạy trốn, người tìm cách lo lót để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục từng nhà nhưng cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra cũng giống như một cuộc bắt phu.
- Bố cục của truyện được chia thành các phần giống như diễn biến của một vở kịch.
- Cách dựng truyện: Từ đoạn mở đầu giới thiệu tờ trát của tri huyện Lê Thăng, dẫn đến các cảnh sau là những câu chuyện về cái tinh thần thể dục trước cách mạng. Các cảnh truyện được xây dựng tưởng như rời rạc, nhưng thực chất lại có mối liên hệ nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: Mâu thuẫn giữa chính quyền bịp bợm và người dân nghèo khổ.
- Mâu thuẫn riêng trong từng cảnh:
- Truyện đã vạch trần sự tàn bạo, bịp bợm của chính quyền thực dân nửa phong kiến qua cái gọi là “phong trào thể dục thể thao”.
- Đồng thời truyện còn phản ánh đời sống khổ cực của nhân dân ta trước sự cai trị của chính quyền tay sai thực dân.
Tổng kết: