Hướng dẫn chuẩn bị bài:
Câu 1. Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?
Thơ trung đại |
Thơ mới |
|
Nội dung |
- Thể hiện “cái ta”, đề cao ý thức cộng đồng. |
Đề cao “cái tôi” tuyệt đối. |
Cảm hứng chủ đạo |
Nói chí tỏ lòng |
Nỗi buồn cô đơn của cái tôi cá nhân trước thực tại. |
Nghệ thuật |
- Viết bằng chữ Hán, chữ Nôm. - Thể thơ Đường luật truyền thống. - Niêm luật chặt chẽ, gò bó, sử dụng nhiều điển tích điển cố. |
- Viết bằng chữ quốc ngữ. - Thể thơ hiện đại: năm chữ, tám chữ, tự do… |
Câu 2. Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà. Lam rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên.
* Nội dung cơ bản:
- Lưu biệt khi xuất dương:
- Hầu trời:
* Tính chất giao thời về nghệ thuật của các tác phẩm:
- Lưu biệt khi xuất dương:
- Hầu trời:
Câu 3. Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Giai đoạn thứ nhất (đầu thế kỉ XX đến 1920): thi pháp trung đại, tư tưởng đổi mới. Qua bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu: nội dung thể hiện quan điểm mới mẻ về “chí làm trai” nhưng nghệ thuật mang dấu ấn của văn học truyền thống (viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú đường luật).
- Giai đoạn thứ hai (từ năm 1920 đến 1930): thi pháp trung đại có nhiều yếu tố đổi mới, ngôn ngữ hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Qua bài Hầu trời của Tản Đà: ngôn ngữ hiện đại, “cái tôi” rất ngông của nhà Nho tài tử, chán đời; nhưng thể thơ trường thiên với hình ảnh mang tính truyền thống.
⇒ Bài thơ có thể xem như là gạch nối giữa hai thời đại văn học dân tộc.
- Giai đoạn thứ ba (năm 1930 đến 1945): văn học nước nhà hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi phương diện. Qua bài thơ Vội vàng: sử dụng thi pháp, ngôn ngữ hiện đại; thể hiện tiếng nói của cái tôi ham sống, khao khát với đời, quan niệm mới mẻ về lẽ sống, “cái tôi” cá nhân, buồn bơ vơ trước cuộc đời.
Câu 4. Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ?
- Vội vàng:
- Tràng giang:
- Đây thôn Vĩ Dạ:
- Tương tư:
- Chiều xuân:
Câu 5. Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh; Nhớ đồng, Từ ấy của Tố Hữu.
- Chiều tối:
- Lai tân:
- Nhớ đồng:
Câu 6. Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin)?
Gợi ý:
* Bốn câu đầu: Lời giãi bày tình yêu
- Hai câu đầu:
⇒ Lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung.
- Hai câu sau:
* Bốn câu sau: Trạng thái cảm xúc của tình yêu đơn phương, mong ước của tác giả
⇒ Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng lại là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
Câu 7. Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp).
Gợi ý:
* Ngoại hình:
- Gã đàn ông xấu xí, mắt nhỏ, mặt choắt như mặt chồn.
- Cách ăn mặc kỳ cục: đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, ngay cả khi rất đẹp trời cũng cũng đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô ấm cốt bông.
- Các vật dụng cá nhân đều để trong bao: “Ô hắn để trong chiếc bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao… và khi rút chiếc dao nhỏ thì chiếc dao ấy cũng để trong bao”
- Ngay cả ý nghĩ hắn cũng cố giấu vào trong bao, không bao giờ hắn có ý kiến trước vấn đề to nhỏ nào
⇒ Chân dung Bê-li-cốp điển hình cho kiểu người cố thu mình vào trong cái vỏ, một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ khỏi thế giới bên ngoài.
* Tính cách Bê-li-cốp
- Nhút nhát, ghê sợ cuộc sống hiện tại nhưng lại ngợi ca quá khứ, ngợi ca những gì chưa bao giờ có thực (yêu thích tiếng Hy Lạp - một thứ tiếng được coi là đã lỗi thời).
- Thích sống với những cái rõ ràng như thông tư, chỉ thị và cảm thấy rầu rĩ trước những chuyện vi phạm khuôn phép, trái với lẽ thường.
- Luôn cảm thấy lo lắng sợ hãi (lúc nào cũng lặp lại câu nói “nhỡ lại xảy ra chuyện gì…” - tự suy diễn, tự tạo nỗi sợ hãi cho chính bản thân mình)
- Một con người hèn nhát, cô độc giáo điều, luôn thu mình trong vỏ bọc lại cảm thấy hài lòng thỏa mãn với lối sống cổ hủ của mình. Hắn tự nguyện, tự giác tuân thủ lối sống đó, chẳng cảm nhận được thái độ ghê sợ, khinh ghét của mọi người với mình
⇒ Một con người luôn tự chìm đắm trong quá khứ, thu mình một cách cô độc, tự làm khổ mình và mọi người xung quanh
Câu 8. Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).
Gợi ý:
* Đối với Gia-ve:
- Trước khi Phăng-tin chết: nhẹ nhàng, nhún nhường, ngôn ngữ nói chuyện tinh tế hòng che giấu sự thật về Cô-dét, về mình để Phăng-tin có cơ hội sống.
- Sau cái chết của Phăng-tin: thay đổi, khôi phục lại uy quyền với ngôn ngữ lạnh lùng và dứt khoát, kết tội Gia-ve “Anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó”, sẵn sàng chiến đấu để có thể từ biệt Phăng-tin bằng phong thái mạnh mẽ, lạnh lùng khiến Gia-ve run sợ.
* Đối với Phăng-tin:
- Trước lúc cô chết: đã làm tất cả, kể cả việc hạ mình trước tên mật thám Gia-ve chỉ để níu giữ niềm tin và sự sống cho Phăng-tin.
- Sau khi Phăng-tin qua đời: chống đối lại Gia-ve chỉ để ở lại mấy phút từ biệt cô, người đàn ông ấy dịu dàng dùng tình thương, lòng nhân ái vô hạn để ngắm nhìn người phụ nữ bất hạnh, thì thầm với cô những lời cuối cùng với nỗi xót thương vô hạn.
⇒ Giăng Van-giăng hiện lên như là một vị cứu tinh với tấm lòng bao dung, nhân ái.