1. Mục đích
- Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
- Ví dụ: tiểu sử của một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ; tiểu sử của một cán bộ, giáo viên…
- Mục đích: giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
2. Yêu cầu
Một số yêu cầu cơ bản:
- Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới. Muốn vậy, bảng tiểu sử tóm tắt phải ghi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết về tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
a. Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh
Gợi ý:
- Lương Thế Vinh (1442 - ?) quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản), tỉnh Nam Định.
- Ông là một nhà thơ, nhà toán học nổi tiếng của dân tộc.
- Năm 21 tuổi (1463), Lương Thế Vinh thi đỗ Trạng nguyên.
- Ông có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực: ngoại giao, nghệ thuật, y học…
- Nhà bác học Lê Quý Đôn đã đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người "tài hoa, danh vọng vượt bậc”.
b. Phân tích tính cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn.
Các tài liệu được lựa chọn theo “Từ điển văn học (bộ mới)” (NXB Thế giới, 2004) nên có độ chính xác cao, đáng tin cậy.
c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu gì? Tài liệu đó phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm tài liệu xuất thân, con người, hoạt động xã hội và thành tựu của người được nói tới.
2. Viết tiểu sử tóm tắt
Đọc lại văn bản Lương Thế Vinh và cho biết:
- Bài viết gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao?
- Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt (nội dung, mức độ và cách đánh giá)
Gợi ý:
- Bài viết gồm các nội dung và được sắp xếp theo trình tự như sau: xuất thân, hoạt động, đóng góp, đánh giá.
- Lưu ý: nội dung chính xác, khách quan.
Tổng kết:
- Bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.
- Bản tiểu sử tóm tắt thường có các phần:
Câu 1. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt.
c. Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoạn thể.
d. Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
Câu 2. Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh.
- Điểm giống: các văn bản đều giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của một nhân vật nào đó.
- Điểm khác
Câu 3. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Gợi ý:
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao sáng tác tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch tháng 11 năm 1951. Các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng xoay quanh hai mảng đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Sau Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) với những tác phẩm phục vụ cuộc kháng chiến. Ông là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX.