1.
2.
3.
4.
1. Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đền với quan niệm: “Người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư tiều tiều canh canh mục mục”. Quan niệm trên cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục, trở về cuộc sống thuần phác.
2. Căn cứ để so sánh quan niệm “soi đường” trên là dựa vào sự phát triển tính cách, hành động của nhân vật trong tác phẩm.
3. Mục đích của so sánh:
Phê phán sự ảo tượng của quan niệm trên. Đồng thời khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
4. Ví dụ như trong đoạn trích của Nguyễn Tuân:
- Đối tượng được so sánh có mối liên quan về một mặt, phương diện: quan điểm “soi đường”.
- So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng: nội dung tác phẩm.
- Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng… được chính xác, sâu sắc hơn: Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Ngô Tất Tố.
Tổng kết:
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
- Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
1. Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc Nam trên các mặt:
2. Từ sự so sánh, có thể rút ra kết luận: Mỗi dân tộc đều có niềm tự hào riêng của mình, không ai có thể lấy sức mạnh để chèn, buộc dân tộc khác phải tuân thủ theo mình.
3. Đoạn trích có tính thuyết phục cao. Đoạn mở đầu có ý nghĩa giống như lời tuyên ngôn độc lập. Nguyễn Trãi đã khẳng định sự tồn tại độc lập của dân tộc là một một chân lý khách quan, vốn có.