Luyện tập: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Đối tượng của phương pháp khoanh vùng

    Phương pháp khoanh vùng thể hiện đối tượng

    Hướng dẫn:

    Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định.

  • Câu 2: Vận dụng
    Tỉ lệ trên bản đồ

    Tỉ lệ bản đồ 1 : 5 000 000 có nghĩa là

    Hướng dẫn:

    Tỉ lệ bản đồ 1 : 5 000 000 có nghĩa là: 1 cm trên bản đồ bằng 5 000 000 (cm) = 50 km trên thực địa.

  • Câu 3: Nhận biết
    Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện

    Các tuyến giao thông đường biển thường được biểu hiện bằng phương pháp

    Hướng dẫn:

    Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư, các tuyến giao thông đường biển,…

  • Câu 4: Thông hiểu
    Phát biểu không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu

    Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?

    Hướng dẫn:

    Phương pháp kí hiệu có khả năng thể hiện về mặt chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố của đối tượng thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước,... của kí hiệu.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định phương pháp thường được sử dụng để biểu hiện diện tích

    Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?

    Hướng dẫn:

    - Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

    - Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng, cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ,…

    -> Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian.

  • Câu 6: Nhận biết
    Quy ước vị trí đặt kí hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí

    Theo quy ước kí hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ?

    Hướng dẫn:

    Trên bản đồ, người ta thường dùng các dạng kí hiệu bản đồ khác nhau để thể hiện cho từng đối tượng, được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.

  • Câu 7: Vận dụng
    Phương pháp đúng thể hiện các nội dung

    Nếu nhận được đề nghị cộng tác làm bản đồ dân cư cho huyện nơi em sống, phương pháp đúng thể hiện các nội dung là:

    Hướng dẫn:

    - Mật độ dân số các xã, thị trấn trong huyện ⇒ phương pháp thể hiện: phương pháp chấm điểm.

    - Quy mô và cơ cấu dân số theo giới tính của các xã, thị trấn trong huyện ⇒ phương pháp thể hiện: phương pháp bản đồ - biểu đồ.

    - Phân bố dân cư trong huyện ⇒ phương pháp thể hiện: phương pháp khoanh vùng.

    - Các yếu tố khác: sông, đường giao thông, địa giới huyện, địa giới xã - thị trấn ⇒ phương pháp thể hiện: phương pháp kí hiệu theo đường.

  • Câu 8: Nhận biết
    Sử dụng bản đồ trong học tập

    Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về

    Hướng dẫn:

    Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội và rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,..

  • Câu 9: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Tính số phát biểu đúng trong các phát biểu sau.

    a) Phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua hình dạng của các kí hiệu.

    b) Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện hướng di chuyển của đối tượng thông qua hướng của mũi tên.

    c) Phương pháp bản đồ – biểu đồ thể hiện số lượng của đối tượng thông qua vị trí đặt các biểu đồ.

    d) Phương pháp chấm điểm thể hiện số lượng của đối tượng thông qua số lượng các điểm chấm.

    Hướng dẫn:

    Câu đúng là: b), d).

    a) sai vì phương pháp kí hiệu thể hiện số lượng của đối tượng thông qua kích thước của các kí hiệu.

    c) sai vì phương pháp bản đồ — biểu đồ thể hiện số lượng của đối tượng thông qua kích thước của các biểu đồ.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí

    Để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí , nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta sử dụng cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về

    Hướng dẫn:

    Để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí , nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta sử dụng cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về màu sắc.

  • Câu 11: Nhận biết
    Phương pháp biểu hiện các mỏ khoáng sản

    Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp

    Hướng dẫn:

    Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể (đỉnh núi, các mỏ khoáng sản,...) hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ (nhà máy, điểm dân cư, trường học,...).

  • Câu 12: Nhận biết
    Đối tượng được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm

    Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố

    Hướng dẫn:

    Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ. 

  • Câu 13: Nhận biết
    Đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động

    Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là

    Hướng dẫn:

    Trên trên bản đồ kinh tế xã hội các đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động là các luồng di dân, di cư từ nơi này đến nơi khác; các loại đường giao thông (đường sắt, đường ô tô, đường hàng không); ranh giới giữa các vùng các địa phương, các quốc gia,...

  • Câu 14: Thông hiểu
    Sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng

    Sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng

    Hướng dẫn:

    Sự khác biệt về quy mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.

  • Câu 15: Nhận biết
    Dạng kí hiệu không thuộc phương pháp kí hiệu

    Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

    Hướng dẫn:

    Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu (dạng chữ, dạng tượng hình và dạng hình học).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (53%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (13%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 21 lượt xem
Sắp xếp theo