Lá cờ thêu sáu chữ vàng |
Quang Trung đại phá quân Thanh | |
Bối cảnh |
|
|
Cốt truyện |
|
|
Nhân vật |
|
|
Ngôn ngữ |
|
|
- Thảm kịch vĩ nhân (Hoàng Minh Tường).
- Bối cảnh: lịch sử triều Lê Sơ. Gần 600 năm trước, khi cuộc chiến chống ngoại bang kết thúc, cũng là lúc cuộc chiến phe cánh trong nội bộ triều đình nhà Lê bắt đầu. Trong cơn khủng hoảng đó, Nguyễn Trãi trở thành nạn nhân hứng chịu tấn thảm kịch oan khiên nhất, dã man nhất lịch sử nước Việt, mang tên Thảm kịch vĩ nhân.
- Bức màn đen tối che phủ góc khuất trên từng bước thăng trầm của lịch sử triều Lê Sơ.
- Thảm kịch vĩ nhân không chỉ là câu chuyện của một cá nhân Nguyễn Trãi, đó còn là câu chuyện về người trí thức trong mối quan hệ với quyền lực, với dân tộc, với lẽ phải và lý tưởng mà họ theo đuổi. Tư cách người trí thức trước giông bão thời đại, xét cho cùng, cũng chính là phần “cốt” của bậc vĩ nhân.
Đọc Thảm kịch vĩ nhân, ta nhận ra cái bi kịch của vĩ nhân không chỉ đơn thuần là bi kịch của một con người, đó là bi kịch của một triều đại. Vén bức màn phủ màu sắc huyền bí về vụ án Lệ Chi viên, về rắn báo oán, chĩa thẳng vào mâu thuẫn phe phái đang nổ ra đến đỉnh điểm trong triều đình nhà Lê của vị vua trẻ, tác giả Hoàng Minh Tường không hề có mong muốn viết lịch sử hay diễn tả lịch sử, càng không hề muốn viết lại lịch sử đã qua đó, cũng không chỉ muốn viết về một thời đại nhất định. Thảm kịch vĩ nhân với tầng tầng lớp lớp những câu chuyện, xuyên suốt, mượn những câu chuyện về những giây phút ly loạn nhất của triều đại Lê Sơ để nói những câu chuyện đậm chất hiện đại. Cách dẫn dắt câu chuyện song hành giữa những thứ xảy ra trong quá khứ và xảy ra trong hiện đại, mượn những câu chuyện của quá khứ để nói về hiện đại, mượn những câu chuyện đậm hơi thở đương đại để nhắc đến những quy luật không bao giờ cũ.