Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái)

Câu 1: Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

- Đoạn trích có thể chia thành: 3 phần.

Phần 1
  • Từ đầu đến “ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”
  • Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh đi dẹp giặc.
Phần 2
  • Tiếp theo đến “rồi kéo vào thành”
  • Chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung.
Phần 3
  • Còn lại
  • Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2: Em hãy liệt kê những nhân vật và sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản.

- Nhân vật lịch sử: Vua Quang Trung, Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Thiếp, Hám Hồ Hầu, Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Ngô Thì Nhậm, Sầm Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống,…

- Sự kiện lịch sử:

  • Tháng 11/1788: Quân Thanh sang xâm lược nước ta
  • Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung.
  • Tối 30 tháng Chạp lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
  • Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu 1789, vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, lặng lẽ vây kín làng.
  • Mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đền Ngọc Hồi.

Câu 3: Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

- Khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta, Bắc Bình Vương giận lắm, cho họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, tiến quân ra Bắc dẹp giặc; trưng cầu ý kiến của người hiền tài, tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, yên ủi quân lính, vạch ra kế hoạch đánh giặc.

- Những chi tiết đó cho thấy: Quan Trung là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; hành động mạnh mẽ, dứt khoát, tự tin; điều binh khiển tướng tài tình, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lý, độc đáo trong kế sách đánh giặc; có ý chí tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng,...

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích, qua đó nhận xét cảm hứng của tác giả với vị anh hùng dân tộc này.

- Cảm nhận về nhân vật vua Quang Trung:

  • Là người chính trực, thẳng thắn, hành động quyết đoán, sáng suốt, nhạy bén.
  • Là người anh hùng có tầm nhìn xa trông rộng, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, có tài cầm quân, tiên đoán chính xác, dùng binh biến hóa, bất ngờ, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh,...

- Cảm hứng của tác giả: ngợi ca, tự hào. Có thể thấy, Ngô gia văn phái mặc dù là những cựu -thần chịu ơn sâu nặng của nhà Lê nhưng với lương tâm của người trí thức, họ đã nhìn nhận lịch sử bằng cái nhìn khách quan, trung thực.

Câu 5: Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào? Phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này.

- Những chi tiết khắc họa Lê Chiêu Thống: Vội cùng đồng bọn thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân,... mấy ngày không ăn; đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt,...

- Chi tiết đặc sắc: hành động “rước voi giày mả tổ” khiến Lê Chiêu Thống mất tư cách của bậc quân vương.

- Thái độ của tác giả: phê phán nghiêm khắc.

Câu 6: Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Hãy khái quát chủ đề đó.

- Tác dụng: Giúp tác giả tô đậm, nhấn mạnh, làm nổi bật chủ đề của đoạn trích.

- Chủ đề: Ca ngợi người anh hùng dân tộc Quang Trung với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, đồng thời phê phán, tố cáo những kẻ cướp nước và bán nước.

Câu 7: Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.

- Bối cảnh: Chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789) đánh tan 29 vạn quân Thanh.

- Nhân vật: Các nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, ác vị tướng cầm quân trong đó tiêu biểu là Quang Trung và Lê Chiêu Thống.

- Cốt truyện: Xây dựng trên cơ sở các sự kiện từng xảy ra nhưng được tái tạo, sắp xếp theo dụng ý nghệ thuật nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng.

- Ngôn ngữ: Phù hợp với đặc điểm thời đại, vị thế xã hội và tính cách từng nhân vật.

  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo