Câu 1: Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
- Khuyên nhủ các tì tướng phải chăm lo rèn luyện võ nghệ, tích cực học tập Binh thư yếu lược.
- Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta.
- Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.
Câu 2: Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích của bài hịch.
Phần 1
Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt!”
Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
Phần 2
Tiếp theo đến “ta cũng cam lòng.”
Tố cáo tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
Phần 3
Tiếp theo đến “phỏng có được không?”
Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, hành động của các tướng sĩ.
Phần 4
Còn lại
Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
Câu 3: Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?
Cao Đế - Kỉ Tín
Vua - tôi
Chiêu Vương - Do Vu
Trí Bá - Dự Nhượng
Chủ - gia thần
Tề Trang Công - Thân Khoái
Vua - tôi
Đường Thái Tông - Kính Đức
Cảo Khanh - An Lộc Sơn
Bề tôi - kẻ thù của vua
Vương Công Kiên - Nguyễn Văn Lập
Chủ tướng - tì tướng
Cốt Đãi Ngột Lang - Xích Tu Tư
→ Mối quan hệ giữa: vua (chủ/chủ tướng) - tôi (gia thần/tì tướng)
→ Người bề tôi hết lòng với vua/chủ của mình (trong xã hội phong kiến) để chống lại kẻ thù phi nghĩa là giá trị đạo đức được đời đời tôn vinh.
Câu 4: Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?
- Những tội ác của quân giặc:
Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường → coi thường mọi người dân Việt, coi thường chủ quyền đất nước ta.
Sứ giặc chửi mắng triều đình, quan lại → coi thường các bậc đáng kính, coi thường kỉ cương, phép nước.
Cậy quyền cậy thế để vơ vét của cải đất nước ta → hành vi của kẻ cướp.
- Những tình cảm, suy nghĩ, hành động của chủ tướng:
Đau đớn đến không ăn, không ngủ được; khát vọng tiêu diệt, đánh đuổi kẻ thù, dẫu phải hi sinh thân mình → trách nhiệm mỗi người Việt cần phải có trước nguy cơ đất nước bị giặc giày xéo.
Cung cấp mọi điều kiện thuận lợi cho các tì tướng trong công việc; chăm lo nâng cao đời sống cho cá các tì tướng.
Chia sẻ buồn vui như những người thần thiết nhất, sống chết có nhau cùng các tì tướng → có tình, có nghĩa với các tì tướng.
- Những việc làm của các tì tướng:
Làm tì tướng nhưng “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn” → chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của tì tướng với chủ tướng, của một người dân với đất nước.
Bản thân tì tướng cũng bị xúc phạm mà không biết căm tức kẻ thù → vô cảm, không biết giữ thể diện, thiếu dũng khí.
Mải mê thú vui riêng, chỉ biết chăm lo cho gia đình riêng → chưa làm tròn bổn phận với cộng đồng, đất nước.
Câu 5: Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?
- Bằng chứng:
Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.
Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.
Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?
- Lí lẽ:
Nhắc lại ân tình của Trần Quốc Tuấn và binh sĩ.
Phê phán hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước.
Khẳng định thái độ đúng đắn là phải cảnh giác, tích cực rèn luyện để sẵn sàng đánh giặc.
Câu 6: Tác giả chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tỳ tướng. Hãy phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.
- Cách dùng từ ngữ:
Chẳng những… mà còn: tăng cấp.
Nên… nên: đậm chất khuyên nhủ, ân tình;...
- Cách dùng câu có hình thức hỏi nhưng để khẳng định.
Cách ngắt nhịp câu văn khi dồn dập, thôi thúc, lúc chậm rãi như tỉ tê tâm sự.
Cách diễn đạt giàu hình ảnh.
Cách diễn đạt hô ứng tạo hiệu quả cộng hưởng.
Câu 7: Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước?
- Các tì tướng luôn phải cẩn trọng, không để “mất bò mới lo làm chuồng”. Tác giả đã viện dẫn những câu nói đã trở thành triết lí nhân sinh được người đời đúc rút, không thể chối cãi.
- Các tì tướng nếu chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư thì có thể trở thành người tài giỏi, đánh bại kẻ thù, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, trong đó có chính bản thân các tì tướng: tác giả đã khẳng định các tì tướng sẽ có được rất nhiều lợi ích và những điều tốt đẹp nếu chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư.
- Các tì tướng chỉ có một lựa chọn là chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư, nếu không sẽ là kẻ thù của chủ tướng.
Câu 8: Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?
- Trình bày bố cục rõ ràng, mỗi luận điểm của thân bài tách thành một đoạn văn rõ ràng để đảm bảo diễn đạt đủ ý nhưng không quá lan man.
- Luận điểm phải rõ ràng, thể hiện được ý kiến cụ thể của người viết.
- Mỗi luận điểm phải có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lĩ lẽ, bằng chứng cụ thể.