Củng cố, mở rộng: Bài 2 (trang 55)

Câu 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền nội dung về một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thể hiện qua bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến:

Câu Luật bằng trắc Niêm Vần Nhịp

Đối

1 -B-T-B- B veo 4/3  
2 -T-B-T- T leo 4/3  
3 -T-B-T- T - 4/3 Đối
4 -B-T-B- B vèo 4/3 Đối
5 -B-T-B- B - 4/3 Đối
6 -T-B-T- T teo 4/3 Đối
7 -T-B-T- T - 2/2/3  
8 -B-T-B- B bèo 4/3  

Câu 2: Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền nội dung về một số yếu tố thi luật của thể thơ tứ tuyệt Đường luật thể hiện qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông?

Câu Luật bằng trắc

Niêm

Vần Nhịp Đối
1 -T-B-T- T yên 4/3  
2 -B-T-B- B biên 4/3 Đối
3 -B-T-B- B - 4/3 Đối
4 -T-B-T- T điền 4/3  

Câu 3: Hãy chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

MỜI TRẦU (HỒ XUÂN HƯƠNG)

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi

a. Nhận xét về niêm, luật của bài thơ.

- Niêm: Câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3

B T B B
T B T B
T B T T
B T B B

- Vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. 

b. Nhận định bố cục và nêu ý chính của từng phần.

- Cách 1: Chia bài thơ thành 4 phần tương ứng với bốn câu lần lượt là: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Cách 2: Hai câu đầu (Mời khách dùng trầu); Hai câu sau (Thể hiện, gửi gắm, ký thác khát vọng tình yêu, hạnh phúc. 

c. Nêu chủ đề và chỉ ra một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- Chủ đề: Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại

- Đặc sắc nghệ thuật: Sử dụng tinh tế thành ngữ "xanh như lá", "bạc như vôi" như ngầm nhắc nhở: đừng bội tình, bạc nghĩa; từ ngữ mang dấu ấn cá nhân Hồ Xuân Hương: Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo