Lai Tân (Hồ Chí Minh)

Câu 1: Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

- Thể thơ: Tứ tuyệt Đường luật.

- Dấu hiệu nhận biết:

  • Bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ;
  • Có luật thơ (nguyên tác luật bằng, bản dịch luật trắc);
  • Có niêm (giữa câu 2 và 3)
  • Gieo vần chân ở các câu chẵn;

Câu 2: Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

- Mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng: ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì ăn tiền của phạm nhân → trục lợi cá nhân.

- Căn cứ vào bản phiên âm của bài thơ "thiên thiên đố", "giải phạm tiền".

Câu 3: Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm gì?

- Hành động của huyện trưởng: chong đèn đến khuya → nếu công việc đúng chức phận, vì dân vì nước → ý thơ bày tỏ sự khen ngợi.

- Trong địa bàn huyện ông quản lí, ngay cả những người làm công tác an ninh trật tự cũng vi phạm pháp luật, chỉ toan tính mưu lợi cá nhân thì chỉ có 2 khả năng xảy ra:

  • Năng lực của huyện trưởng kém → Làm đến tận khuya cũng không thể thay đổi tình trạng.
  • Công việc mà huyện trưởng làm đến tận khuya không phải công việc có ích cho người dân, xã hội.

→ Phê phán, lên án, tố cáo.

Câu 4: Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

- Hai câu thơ đầu: giọng điệu đả kích.

- Câu thơ thứ ba: mỉa mai - châm biếm (tạo ra yếu tố vô lí hoặc thiếu logic, đảo lộn trật tự thông thường: lời thơ tựa như khen ngợi, ngược hẳn với hai “cán bộ nhà nước” trong hai câu thơ trước).

Câu 5: Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc nhóm thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

- Các nhân vật trong bài thơ là những công chức, viên chức thuộc bộ máy chính quyền, những người thuộc giai tầng thống trị trong xã hội.

- Tác giả hướng tiếng cười vào giai tầng thống trị trong xã hội để châm biếm, đả kích, tố cáo tình trạng mục nát đã được chứng kiến lúc bấy giờ.

Câu 6: Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

- Câu thơ kết luận: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình - khi mà ban trưởng vi phạm pháp luật, cảnh trưởng chỉ tìm cách tư lợi → cảnh thái bình giả tạo. “Thái bình” vừa miêu tả vẻ ngoài yên bình, tốt đẹp giả tạo, vừa là cách nói ngược để tạo tiếng cười trào phúng, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay.

  • 8 lượt xem
Sắp xếp theo