Luyện tập Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể KNTT

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 12 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 12 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Mặt Trời

    Mặt Trời là một

    Hướng dẫn:

    Mặt Trời là một ngôi sao.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời

    Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là

    Hướng dẫn:

    Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là Trái Đất có dạng hình khối cầu.

  • Câu 3: Vận dụng
    Thời điểm quan sát thấy tia sáng Mặt Trời

    Biết Mặt Trời mọc lúc 6 giờ sáng, lặn lúc 6 giờ chiều. Hãy cho biết thời điểm quan sát thấy tia sáng Mặt Trời tạo với mặt đất góc 60o về phía Đông là lúc mấy giờ?

    Hướng dẫn:

    Thời điểm quan sát thấy tia sáng Mặt Trời tạo với mặt đất góc 60o về phía Đông là lúc 10 giờ sáng.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Xác định chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy

    Đứng trên một cây cầu bắc qua sông và nhìn xuống dòng nước đang chảy xiết, em có cảm giác như mình đang bị “trôi” ngược dòng nước bên dưới. Đâu là chuyển động nhìn thấy và đâu là chuyển động thực trong trường hợp này?

    Hướng dẫn:

    Chuyển động của dòng nước là chuyển động thực, chuyển động của em là chuyển động nhìn thấy. 

  • Câu 5: Vận dụng
    Nơi quan sát thấy Mặt Trời mọc trước

    Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay Lạng Sơn sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Biết rằng Lạng Sơn nằm ở phía Đông Bắc Bộ.

    Hướng dẫn:

    Lạng Sơn nhìn thấy Mặt Trời mọc trước.

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính số phát biểu đúng

    Tính số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

    a) Chuyển động biểu kiến là chuyển động chỉ có trong cảm giác của người nhìn, không có thật trong thực tế.

    b) Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một chuyển động biểu kiến.

    c) Có ngày và đêm là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó.

    d) Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất nên có ngày và đêm.

    e) Đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đất quay từ Tây sang Đông, đứng ở Nam bán cầu thì thấy ngược lại.

    Hướng dẫn:

    a) đúng vì chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt nhưng không có thực.

    b) sai vì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là chuyển động thực nên chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất không phải là chuyển động biểu kiến.

    c) đúng vì Trái Đất tự quay quanh trục nên xuất hiện hiện tượng ngày và đêm.

    d) sai vì hiện tượng ngày và đêm là do Trái Đất tự quay quanh trục, không phải do Mặt Trời luôn luôn chỉ chiếu sáng một nửa Trái Đất.

    e) sai vì đứng ở Bắc bán cầu thì thấy Trái Đất quay từ Đông sang Tây, đứng ở Nam bán cầu thì thấy ngược lại.

  • Câu 7: Vận dụng
    Cách xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm

    Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, để xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm người ta dựa vào đâu?

    Hướng dẫn:

    Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, để xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm, người ta nhìn lên bầu trời tìm vị trí sao Bắc Đẩu; nhìn về sao Bắc Đẩu, giang 2 tay, tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây, sau lưng là hướng Nam.

  • Câu 8: Thông hiểu
    Xác định chuyển động thực

    Ngồi trên một chiếc xe ô tô đang chạy, em nhìn ra bên ngoài và thấy hàng cây ven đường như đang “chạy” về hướng ngược lại của mình. Đâu là chuyển động nhìn thấy và đâu là chuyển động thực trong trường hợp này?

    Hướng dẫn:

    Chuyển động của ô tô là chuyển động thực còn chuyển động của hàng cây ven đường là chuyển động nhìn thấy.

  • Câu 9: Nhận biết
    Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều

    Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì

    Hướng dẫn:

    Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.

  • Câu 10: Nhận biết
    Dạng thiên thể Trái Đất

    Trái Đất là dạng thiên thể nào?

    Hướng dẫn:

    Trái Đất là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao nên là hành tinh.

  • Câu 11: Nhận biết
    Một ngày đêm mà Trái Đất tự quay quanh trục

    Một ngày đêm mà Trái Đất tự quay quanh trục tương ứng với khoảng:

    Hướng dẫn:

    Một ngày đêm mà Trái Đất tự quay quanh trục tương ứng với khoảng 24 giờ.

  • Câu 12: Nhận biết
    Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau

    Hành tinh là

    Hướng dẫn:

    Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (42%):
    2/3
  • Thông hiểu (25%):
    2/3
  • Vận dụng (33%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo